Tal Vì sự chênh lệch nhiệt độ tại nơi tiếp xúc với không khí của Cu cao hơn đối với Al nên sự trao đổi nhiệt ở đây diễn ra mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, đồng toả nhiều nhiệt vào không khí hơn nhôm trong cùng thời gian. (Điều này cũng giải thích tại sao sờ vào heatsink đồng thấy nóng hơn là sờ vào heatsink nhôm.) III/ tổng kết: 1. quá trình 1: Cu >= Al 2. quá trình 2: Cu > Al 3. quá trình 3: Cu > Al 4. quá trình 4: hì hì, không xét (nếu xét thì Cu > Al) Tổng hợp cả 4 quá trình: Cu heatsink tản nhiệt cho CPU tốt hơn Al." /> Tal Vì sự chênh lệch nhiệt độ tại nơi tiếp xúc với không khí của Cu cao hơn đối với Al nên sự trao đổi nhiệt ở đây diễn ra mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, đồng toả nhiều nhiệt vào không khí hơn nhôm trong cùng thời gian. (Điều này cũng giải thích tại sao sờ vào heatsink đồng thấy nóng hơn là sờ vào heatsink nhôm.) III/ tổng kết: 1. quá trình 1: Cu >= Al 2. quá trình 2: Cu > Al 3. quá trình 3: Cu > Al 4. quá trình 4: hì hì, không xét (nếu xét thì Cu > Al) Tổng hợp cả 4 quá trình: Cu heatsink tản nhiệt cho CPU tốt hơn Al." />

Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Chip đã đọc toàn bộ các bài trong thread này một cách cẩn thận. Có những bài Chip hoàn toàn tán đồng, có những bài thì không đồng ý ở 1 vài điểm. Tuy nhiên nếu ta chỉ chăm chú vào một số ý nào đó rồi cố gắng chứng minh hay chỉ rõ nó sai thế nào thì e rằng topic sẽ phình ra ghê gớm trong khi vấn đề chính lại không được bám sát.

    Dưới đây Chip xin được tổng kết lại các quá trình tản nhiệt của heatsink như sau:

    I/ Điều kiện của hệ thống khảo sát:
    1. Cùng 1 CPU với nhiệt lượng tỏa ra như nhau
    2. Khối đồng và nhôm có diện tích tiếp xúc không khí là như nhau, hình dáng và thể tích giống hệt nhau
    3. Môi trường không khi cùng nhiệt độ, áp suất khí lên heatsink là như nhau, các phân tử khí sau va chạm sẽ bay đi khỏi hệ, các phân tử khí đi vào hệ coi như mang nội năng giống nhau
    4. Quan trọng: xét hệ thống đang hoạt động ổn định, tức là CPU đã đạt được trạng thái nhiệt độ ổn định, lượng nhiệt tỏa ra và lượng nhiệt heatsink giải phóng đã cân bằng. Bên cạnh đó, xét trên cả 2 hệ thống cùng 1 thời gian chuẩn là t.
    5. Mật độ phân tử của đồng cao hơn nhôm (cái này các bạn tự chứng minh được, dựa trên khối lượng nguyên tử và khối lượng riêng của mỗi chất)

    II/ Quá trình khảo sát: nhiệt năng tỏa ra từ CPU sẽ được heatsink hấp thụ và tải vào môi trường theo 3 quá trình sau:

    1. nhiệt năng CPU toả ra được hấp thụ vào heatsink bằng đồng và nhôm lần lượt là Qcu_1 và Qal_1
    -> chúng ta sẽ so sánh Qcu_1 và Qal_1, thằng nào lớn hơn thằng đó thắng

    2. nhiệt năng truyền trong heatsink từ phần tiếp xúc với CPU ra phần tiếp xúc với không khí, cái này thì ai cũng công nhận đồng thắng rồi nhé

    3. nhiệt năng từ heatsink đồng và nhôm truyền được ra ngoài không khí, lần lượt là Qcu_3 và Qal_3, so sánh thằng nào lớn hơn thằng đó thắng.

    (4. ngoài ra còn 1 lượng nhiệt được bức xạ từ 2 heatsink khảo sát, cái này khỏi chứng minh cũng biết đồng bức xạ được nhiều nhiệt hơn nhôm (với màu sắc gốc, không bị sơn phủ). Nhưng, lượng bức xạ này không đáng kể nên chúng ta không xét tới cho đỡ rối.)
    ---------------------------------------------------------------
    Sau đây là những nhận định của Chip trong quá trình 1 và 3. Lý thuyết truyền nhiệt mà Chip áp dụng: sự truyền nhiệt giữa 2 môi trường khác nhau là do sự trao đổi nội năng của các phân tử thuộc 2 môi trường khi tiếp xúc nhau. Xét điều kiện cụ thể của bài toán trên (tức là các số liệu khác về môi trường là như nhau cho cả 2 hệ thống đồng và nhôm, nói để đỡ bị vặn vẹo), số lần va chạm của phân tử và nội năng của phân tử tham gia va chạm quyết định lượng nhiệt trao đổi.

    1. Xét quá trình 1 trong chuỗi quá trình đã nêu trên:
    Ở đây ta thấy có khả năng xảy ra theo mật độ phân tử của kim loại phủ trên lưng CPU (gọi là kim loại St đi nha):

    a) Mật độ phân tử của St lớn hơn của Al: khi đó trong cùng 1 đơn vị thời gian xét trong cùng 1 đơn vị diện tích tiếp xúc, số va chạm giữa phân tử Cu và St sẽ nhiều hơn số va chạm giữa Al và St do mật độ của Cu > mật độ Al
    -> Cu hút nhiệt nhiều hơn Al

    b) Mật độ phân tử của St nhỏ hơn của Al: số va chạm giữa phân tử St với Al và Cu là như nhau
    -> Cu hút nhiệt bằng Al

    Kết luận: khả năng hút nhiệt của Cu >= Al trong quá trình này.

    2. Xét quá trình 3 trong chuỗi quá trình đã nêu trên:
    trong 1 thời gian t xác định, giả sử có n phân tử không khí tiến về phía heatsink, do không khí có mật độ phân tử nhỏ hơn rất nhiều so với cả Cu và Al nên sẽ có cùng n va chạm của phân tử không khí với phân tử Cu và Al.
    Như vậy ta có thể kết luận "khả năng trao đổi nhiệt của Cu = Al trong quá trình này" hay chưa? Chưa đâu! Mọi người quên mất điều này: sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì sự truyền nhiệt diễn ra càng mạnh. Ví dụ như 1 cục đá tan rất nhanh khi bỏ vào nước nóng nhưng tan chậm hơn nhiều nếu bỏ vào nước nguội.

    Gọi thiệt độ tại nơi CPU tiếp xúc với heatsink là T,
    nhiệt độ của Cu tại nơi tiếp xúc với không khí là Tcu = T - delta_Cu,
    của Al tương ứng là Tal = T - delta_Al

    vì nhiệt trở của Cu nhỏ hơn Al nên Tcu > Tal

    Vì sự chênh lệch nhiệt độ tại nơi tiếp xúc với không khí của Cu cao hơn đối với Al nên sự trao đổi nhiệt ở đây diễn ra mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, đồng toả nhiều nhiệt vào không khí hơn nhôm trong cùng thời gian.

    (Điều này cũng giải thích tại sao sờ vào heatsink đồng thấy nóng hơn là sờ vào heatsink nhôm.)

    III/ tổng kết:
    1. quá trình 1: Cu >= Al
    2. quá trình 2: Cu > Al
    3. quá trình 3: Cu > Al
    4. quá trình 4: hì hì, không xét (nếu xét thì Cu > Al)
    Tổng hợp cả 4 quá trình: Cu heatsink tản nhiệt cho CPU tốt hơn Al.
     
  2. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Bây giờ chúng ta nói lại từ đây cả quá trình giải nhiệt cho CPU:
    1/Bước 1: CPU hoạt động nóng lên truyền nhiệt vào heatsink (Q - nhiệt lượng)
    2/Bước 2: Heatsink nhận nhiệt từ phần đế tiếp xúc với CPU và truyền nhiệt lên phần đỉnh (có thể là các lá tản nhiệt).
    3/Bước 3: lá tản nhiệt thải nhiệt ra không khí xung quanh.
    Ở đây tạm thời chúng ta bỏ qua cái Fan nhé, chỉ xét HS vì vấn đề chính của chúng ta hiện nay là đồnghay nhôm tản nhiệt nhanh hơn???
    Và bây giờ ta bắt đầu xem xét:

    Phần 1: Tương tự như khái niệm điện trở của kim loại, người ta cũng xây dựng khái niệm "Nhiệt trở" để đánh giá mức độ cản trở quá trình truyền nhiệt của mỗi kim loại. Và chúng ta xem ở đây tôi nghĩ là dễ hiểu vì có hình ảnh minh họa đàng hoàng:
    [/FONT]

    Tới đây thì chắc là ai cũng đều thấy rõ cùng một kích thước như nhau thì miếng đồng có nhiệt trở nhỏ hơn miếng nhôm vì vậy khả năng cản trở dòng nhiệt của đồng kém hơn nhôm. Vì vậy đồng hấp thụ nhiệt tốt hơn nhôm và truyền nhiệt trong bản thân nó nhanh hơn nhôm. Vì vậy Bước 1 và Bước 2 nêu ở trên ta đã giải quyết xong và phần thắng thuộc về đồng.

    Bây giờ tới Bước 3 mọi người đang mong đợi đây: đồng hay nhôm tỏa nhiệt ra không khí nhanh hơn???
    Chúng ta xem tiếp đoạn tài liệu nói về vấn đề ỏa nhiệt ra không khí xung quanh này, ở mỗi câu tôi sẽ dịch luôn ra Tiếng Việt để anh em tham khảo cho nhanh, có thê tôi dịch ko hay lắm nhưng chủ yếu là đúng nghĩa, mong anh em đừng cười
    [/FONT]
    Phùuuuuuu mỏi tay khát nước buồn ngủ nữa, nghĩ tay 2 phút đi uống nước cái nha bà con.

     
  3. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Tiếp tục nào:
    Từ cái phương trình
    Q= h.A. (Ts-Ta)
    Ta thấy cùng điều kiện về A, Ts và Ta thì vấn đề còn lại là Hệ số toả nhiệt đối lưu h. Thằng nào có h lớn hơn thì thằng đó tỏa nhiệt ra không khí nhanh hơn.
    Bây giờ chúng ta đi tìm h.
    Tìm h là một quá trình phức tạp, tôi vẫn post lại bàn cũ của tôi.
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][SIZE=-1]
    Và đây là link kèm theo tính h: http://www.coolingzone.com/Guest/New...y_cb_2001.html

    Kéo xuống tận cùng bấm vào dòng "Calculate Radiative Heat Transfer Coefficient" trong đó cái chữ "Surface Emissivity" nghĩa là độ phát xạ của bề mặt vật liệu.

    Ở đây người ta đã lập trình tính h, chỉ cần ta nhập nhiệt độ bề mặt chất rắn, nhiệt độ không khí xung quanh và Độ phát xạ bề mặt vật liệu là được.
    Ở đây chúng ta lại tìm hiểu về độ phát xạ bề mặt vật liệu của các kim loại nhé:

    Đây là link của cái vụ Độ phát xạ bề mặt kim loại này: http://www.savenrg.com/efactorfacts.htm
    Và giờ sau khi đã tìm hiểu và biết được độ phát xạ bề mặt của đồng là 0.05, của nhôm là 0.04, tôi lấy nhiệt độ bề mặt chất rắn là 55 độ C và nhiệt độ không khí xung quanh là 35 độ C cho phù hợp với môi trường trong PC. Thế vào chương trình tính h, tôi ra kết quà:
    Đồng: 0.366595 W/m^2.K
    Nhôm: 0.293276 W/m^2.K
    ===> đồng có hệ số truyền nhiệt đối lưu h lớn hơn nhôm ===> đồng tỏa nhiệt ra không khí nhanh hơn nhôm. Tì số nhanh hơn là khoảng 1.25 lần ở mức nhiệt độ như trên.
    Tới đây có còn anh em nào chưa chịu nữa thì tui cũng xin...đầu hàng chứ chẳng dám tranh luận nữa.
    P/S: hai đoạn Anh Văn sau tự anh em đọc hiểu dùm nhé, tui mệt quá ko ngồi dịch từng câu nồi nữa đâu, xin đừng trách.




    [/SIZE]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][SIZE=-1]
    [/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT]
     
  4. kiddy®

    kiddy® New Member

    Bài viết:
    75
    @TNT2TNT: Công thức bạn đưa ra ở đây có áp dụng cho vùng không khí biên giới bao quanh mặt ngoài của HS, có thể áp dụng ở trường hợp này. Nó có vẻ thuyết phục mình. Tuy nhiên không phải ai cũng được học qua công thức này, nên có thể không hiểu rõ về nó. Giả sử nó đúng thì bạn cũng nên đưa ra các đơn vị của các tham số trong công thức. Nhất là 2 hằng số a1, a2 như thế nào (liên quan gì đến độ đậm đặc của không khí hay không) và chúng tỉ lệ với nhau bao nhiêu lần. Giả sử nó chỉ nhỏ hơn có 2 lần thì vấn đề này cũng phải tính đến. Nhưng nếu nó nhỏ hơn với số lần ở đơn vị trăm hoặc nghìn thì ta bỏ qua như kết luận của bạn. Mặc dù mình cũng ủng hộ kết luận này nhưng nên rõ ràng một chút thì sẽ dễ được chấp nhận hơn.
    Bài toán bạn đưa cái công thức đó vào tưởng chừng như giải toán chỉ cần 1 dòng là ra kết quả :gaicam:. Khi ông thầy khoa lý của bạn nhìn thấy bài giải 1 dòng của bạn sẽ cho điểm tối đa vì ổng hiểu bạn viết gì nhưng đối với những người kiến thức vật lý kém cỏi như mình thì nhìn vào nó cứ như nhìn vào một bài toán tích phân đường 4-5 lớp :xauho:

    @mr satthu: Bạn vui lòng giải thích 1 tí về công thức
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Q= h.A. (Ts-Ta)
    [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]các đơn vị của nó. Theo mình thấy công thức này không nói lên đặc tính của không khí. Nếu có thì chỉ có đại lượng h, và đại lượng này theo mình nghĩ nó chỉ liên quan đến không khí.
    Trong bài dịch dó mình có thấy nói đến nhiệt trở. Mình nhận thấy rằng, tác giả lúc này đang phân tích các tình huống với 1 vật đặc và có hình khối- ý mình nói là vật này có một lượng khá lớn phân tử của vật đó nằm ở bên trong không được tiếp xúc với không khí. Tác giả phân tích gộp luôn cả quá trình truyền nhiệt từ các phân tử bên trong ra lớp vỏ và từ lớp vỏ ra lớp không khí bìa (lớp không khí này dính chặt không di chuyển, thế nên tác giả mới đề cập đến đối lưu và hệ số đối lưu).
    Vậy tức là tác giả đang làm là gộp cả 2 kết luận của bạn lại để giải thích việc tản nhiệt của vật ra ngoài không khí trọn vẹn cả 2 quá trình 2 và 3.

    Theo mình nghĩ nếu bạn trích ra được đoạn nào đó, chỉ nói đến việc truyền nhiệt từ lớp vỏ của vật sang lớp không khí bìa bao quanh vật thì đó để chứng minh cho Đồng và Nhôm thì sẽ thuyết phục hơn cho quá trình thứ 3.

    ps: bạn cứ tự tin mà dịch không cần phải đưa bản tiếng anh để anh em xem xét. Chuyên ngành kĩ thuật thì khó đọc lắm, do nhiều từ chuyên môn. Và dù sao thì không thể nào bạn dịch sai ý của tác giả được, vì giọng văn của tài liệu kĩ thuật là phải rõ ràng, dễ hiểu, không có chuyện câu chữ mang nhiều nghĩa được.
    [/FONT]
     
  5. kiddy®

    kiddy® New Member

    Bài viết:
    75
    Oh sorry, chưa kịp đọc post thứ 2 của bạn.
    Cái Định luật của Newton : [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Q= h.A. (Ts-Ta) [/FONT]áp dụng cho mọi trường hợp và không bị ảnh hưởng bởi mức độ đậm đặc của không khí à ?
    hay nó áp dụng cho trường hợp không khí bình thường có áp xuất 1 atm (at-mot-phe, khong nho viet the nao nua :() ?
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][SIZE=-1][/SIZE][/FONT]
     
  6. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Công thức này là công thức tính nhiệt lượng truyền qua đối lưu (tỏa nhiệt ra không khí của vật rắn) trong 1 giây [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]A là diện tích đương nhiên đơn vị là m2[/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ts, Ta là nhiệt độ thì đơn vị ở đây là độ K
    Q: nhiệt lượng toả ra trong 1 giây : đơn vị là W
    ===> h=Q/[A.(Ts-Ta)] ==> h có đơn vị là W/m2.K
    Cái đoạn này là dành cho việc truyền nhiệt từ lớp vỏ ra không khí nè bạn, công thức luôn đó


    Cái đoạn nhiệt trở của bản thân kim loại là một bài riêng.
    Cái đoạn tính h là một đề tài riêng chứ ko phải tác giả làm một lèo đâu bạn. Mình phải gắn kết chúng lại cho mạch lạc để anh em đọc cho dễ. Mỗi bài mình đều có link riêng tham khảo.
    [/FONT]
     
  7. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Ok, ko bị ảnh mức độ đậm đặc của không khí , chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí mà thôi.
     
  8. kiddy®

    kiddy® New Member

    Bài viết:
    75
    Và nó chỉ áp dụng cho tiết diện phẳng ? Nếu là một mặt cong bất kì thì sao ? có nhiều dạng mặt cong gây ra tập trung nhiệt 1 khu vực và dễ dàng gây ra "dòng".
    Cấu tạo của mặt cong sẽ gây ra ảnh hưởng đến chữ lưu đấy. Nếu nói đến chữ lưu thì nó lại rất phức tạp. VD như : vật là 1 quả cầu và nhiệt phân bố đều thì, ở điều kiện hoàn hảo, không hiểu sẽ xuất hiện chữ "lưu" ra sao. Mình không tưởng tượng được ra "dòng chảy" nào xung quanh khối cầu cả. Thà như nó "phân cực" (nhiệt tập trung một số chỗ) Thì có thể sẽ xuất hiện chữ lưu thành dòng như như những đường sức, chỗ nóng nhất và chỗ nguội nhất của vật.
    Công thức trên có áp dụng được cho trường hợp vật ngâm vào dung dịch không ?

    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
    [/FONT]


    Mặc dù là định luật, chắc chắn đúng rồi, nhưng mà sao khó hiểu quá :bun: . Theo như câu này thì có vẻ độ đậm đặc sẽ ảnh hưởng mà.

    Theo ý kiến chủ quan của mình, chứng minh vấn đề này mà hoàn toàn không có gì "lưu" hết thì sẽ hay hơn. Vì bản thân chữ lưu nó mang nhiều tính chất phức tạp : đường, hướng, tốc độ, thậm chí mật độ nữa. Về mật độ thì có thể nói là độ nhiều của các phân tử nhận nhiệt và mang ra chỗ khác. Giống như thiếu hồng huyết cầu sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng và gây ra các chứng như uể oải, chóng mặt ... Nhiều hồng huyết cầu sẽ tốt hơn chứ. Một ví dụ không rõ ràng khác là dân chơi WC họ lại nói xài ống phi 12 và đầu nối phi 12 ngon hơn xài ống phi 10 và đầu nối phi 10.

    Hix thành ra mình lại thấy rằng mật độ tác động khá lớn đến khả năng cũng như tốc độ của tản nhiệt đấy chứ. Còn cái công thức, định luật của Newton thì bảo không ảnh hưởng.

    Hix, chắc tại mình cố chấp, không hiểu rõ hay thấy không thỏa mãn ý mình là cố bảo vệ ý kiến cho bằng được :bun:, có lẽ vì tiêu chí của mình là : cả thế giới nói đúng chưa chắc gì đã đúng :D (giống Ga-li-le : dù sao trái đất vẫn quay :D), cũng vì thế mà hồi cấp 3 đem cãi lý về cách giải 1 bài toán với ông thầy toán, mà xém bị đuổi khỏi lớp, hix mà xem lại sách thì rõ ràng mình đúng chứ có sai đâu, ông thầy lại biểu sai :bun:
     
  9. PMT

    PMT Thành viên mới

    Bài viết:
    494
    Nơi ở:
    HCM
    Ặc ặc, xin hỏi có ai chưa biết điều này trước khi chip chứng minh không??? Ai chưa biết thì giơ tay lên nhé.
    Tui xung phong bỏ tay xuống :D
    Không ngờ chuyện này mà cũng phải đi chứng minh tùm lum tà la, tui biết cách đây lâu lắm rồi, không nhớ nổi là lúc nào nữa.
    Đi ngủ cái nhỉ, sáng mai rảnh sẽ đọc bài của sát thủ sau.
     
  10. kiddy®

    kiddy® New Member

    Bài viết:
    75
    spam phát : giờ này là 2h7 phút AM vẫn có 4 mạng đang lao đầu vào đọc


    Hiện đang có: 4 người (4 thành viên và 0 khách) đang xem chủ đề này.
    kiddy®, dracula slayer, Chip, mr_sat_thu
     

Chia sẻ trang này