Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. audiophile_ls

    audiophile_ls New Member

    Bài viết:
    32
    Chắc chắn ko có trường hợp này vì ko nhà SX nào lại thiết kế lớp tản nhiệt phủ lên bề mặt chíp có mật độ (xoàng xĩnh) nhỏ hơn của heatsink cả.
    Quan trọng nhất là phần này mà Chip bỏ qua,như giả thuyết của tôi đã nói,rõ ràng khi nhận cùng 1 năng lượng dạng động năng thì hạt có khối lượng nhỏ có tốc độ lớn hơn,( các bác cũng biết người ta chắn các hạt gamma bằng bức tường Chì-thuộc loại KL rất nặng để giảm động năng),mật độ CU tuy = 1.2495 lần Al nhưng VAl lại bằng 1.5396 VCu,vậy 1 lớp Cu có truyền nhiệt nhanh hơn 1 lớp Al ko ??? Nếu có thì yếu tố nào ? Lực liên kết giữa các phân tử Al đã làm giảm vận tốc Al ???(thực tế là liên kết các phân tử CU còn lớn hơn) Bó tay???
    Dù ở mặt tản nhiệt ra không khí CU và AL đều có số phần tử truyền năng lượng là như nhau nhưng thời gian các hạt nhận được năng lượng rồi truyền đi mới quyết định tốc độ tỏa nhiệt của cả bề mặt.
    Thế nên tôi mới đặt đây là cái quan trọng nhất,tôi muốn hiểu bản chất quá trình các phân tử này trao đổi năng lượng.Các công thức SatThu đưa ra không giải thích được ,đó đơn giản chỉ là công thức sau khi đã nghiên cứu bản chất quá trình truyền năng lượng giữa các phân tử.Nếu ko rõ về cấu trúc đó thì Khoa Học ko bao giờ phát minh ra những loại vật liệu tổng hợp nhân tạo đạt hiệu năng cao khi dẫn nhiệt,dẫn điện,những vật liệu siêu bền... :beo:
    Hẳn các bác còn nhớ cái công thức tổng 3 góc trong tam giác bằng 2V? mà những bài đầu của Hình học lớp 7 bắt ta phải công nhận.
    Cá nhân tôi thích hiểu tường tận công thức đó bằng cách chứng minh qua định lý về góc so le trong tạo bởi 2 đường thẳng // hơn.
    Mong các Bác soi sáng cho tôi.
    Nếu ko được thì có lẽ chỉ còn cách thực nghiệm trên 2 cục Cu,AL.Tôi sẽ chấp nhận kết quả đó hơn là nhồi vào đầu những công thức kia.
     
  2. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Đó là phép tính h gần đúng đã được người ta biến đổi đơn giản, cái [​IMG] chính là độ bức xạ bề mặt vật liệu, [​IMG] là hằng số Stefan-Boltzmann có giá trị [​IMG], [​IMG] là giá trị trung bình của T1 và T2 (độ K nhé)
     
  3. PMT

    PMT Thành viên mới

    Bài viết:
    494
    Nơi ở:
    HCM
    Ờ, đúng là thế thật. Đã thế vào tính ra rồi.
    Nhưng mà dù sao đồng vẫn nguội chậm hơn nhôm :D
     
  4. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Hình như bạn ko hiểu chữ "tỏa nhiệt nhanh" nghĩa là gì thì phải. Tỏa nhiệt nhanh ở đây có nghĩa là tỏa ra nhiệt lượng nhiều trong cùng một thời gian chứ ko phải ai giảm được 1 độ trước là nhanh. Con số báo nhiệt độ ko phải là thứ người ta quan tâm, nhiệt lượng mới là thứ cần quan tâm.
    Heatsink là bộ phận hấp thụ nhiệt lượng từ nguồn nhiệt và giải tỏa nhiệt lượng đó để làm mát cho nguồn nhiệt (cụ thể ở đây nguồn nhiệt là CPU). Vì vậy đồng hấp thụ nhiệt lượng từ CPU truyền qua (nhiệt lượng chứ ko phải nhiệt độ) và dẫn nhiệt lượng + tỏa nhiệt lượng đó ra không khí tất cả đều nhanh hơn nhôm ==> đồng giải tỏa nhiệt lượng của CPU nhanh hơn là nhôm . Con số nhiệt độ của đồng và nhôm ai hạ 1 độ trước ko phải là vấn đề người ta quan tâm, vấn đề người ta quan tâm là nhiệt lượng và nhiệt độ của con CPU. Hiều chưa bạn???
     
  5. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    PMT bị lùng bùng ở chỗ này hoài (cái gọi là nhiệt dung)

    Bây giờ xét 2 heatsink đều bằng nhôm, nhưng 1 cái có thể tích lớn gấp đôi cái kia, vậy cái nào sẽ nguội nhanh hơn? Đương nhiên là cái bé, thế tức là hiệu năng tản nhiệt của cái to kém hơn cái bé à? Vô lý.
     
  6. kiddy®

    kiddy® New Member

    Bài viết:
    75
    Đúng rồi, mình có cảm giác cái công thức ấy không đủ nói lên gì cả, nhưng không thể chỉ ra nó không đủ ở đâu, chắc đêm qua mệt quá rồi. Hôm nay đọc bài của audiophile_ls thì mới đúng là do mình không hiểu được cái bản chất của việc truyền nhiệt theo lý giải của tác giả để đưa ra công thức ấy nên thành ra những kết quả dựa trên bản chất này mình thấy nó không thỏa mãn mình.

    Nếu như có thể bạn kiếm dùm cho mình đoạn nào nói rõ về quá trình trao đổi nhiệt của bài toán tác giả đang nói đến, thường thì mỗi công thức áp dụng áp dụng cho một số trường hợp thôi, chứ không thể áp dụng hết được. Theo bạn như tài liệu trên, "nhiệt kháng" nó ảnh hưởng tới quá trình truyền nhiệt từ phân tử đồng qua phân tử không khí. Đây cũng là một trong những vấn đề mình không hiểu.
    Nhiệt kháng của đồng làm chậm quá trình truyền nhiệt giữa 2 phân tử kim loại và không khí ư? Có thể có.
    Nếu như thế thì phải tính luôn cả "nhiệt kháng" của không khí nữa chứ.

    Còn như khi phân tử không khí tiếp xúc với bề mặt của phân tử nhôm. Ngay lúc tiếp xúc ta coi như chúng được áp vào nhau và tính toán lượng nhiệt truyền qua phân tử không khí thì chúng phải tính luôn cả nhiệt kháng không khí chứ. Theo dự đoán (suy luận) thì "nhiệt kháng" của không khí là khá lớn, và mình nghĩ nó đủ lớn để nhiệt kháng của đồng trở nên quá nhỏ bé.


    Và mình cũng có ý nghĩ rằng hệ số truyền nhiệt nó liên quan chặt chẽ với "nhiệt kháng"

    ps: Vì cái ông Newton kia đưa ra cái công thức Q=h.A(t2-t1) gì đó gây ra khó hiểu và thực sự theo mình nó không biểu thị được cái tính chất hay bản chất là truyền nhiệt ở bài toán của chúng ta đang nghiên cứu. Một phương trình khác của bạn TNT2TNT W1=W2 <=> a1*S*(1/d1)(t0-t1) = a2*S*(1/d2)(t2-t0) xem ra có vẻ đúng đắn hơn, nhìn vào đây ta thấy rằng có sự truyền nhiệt và nhận nhiệt ở đây (W1 là nhiệt truyền đi từ bề mặt kim loại, W2 là nhiệt nhận vào của không khí)
     
  7. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Bạn đang nói với tôi hay nói với ai? Bạn quote một đoạn bài viết khi reply sẽ dễ theo dõi hơn.
    Cái công thức này Q=h.A(t2-t1) là tính nhiệt lượng tỏa ra khi chất rắn tỏa nhiệt ra không khí (đối lưu)
    Còn cái này w=a*S*(1/d)(t0-t1) là định luật Fourier là tính nhiệt lượng truyền qua ở hai đầu vật rắn dẫn nhiệt.
    Xem nhé bạn:
     
  8. PMT

    PMT Thành viên mới

    Bài viết:
    494
    Nơi ở:
    HCM
    Nếu bạn nói như vậy, thì lúc tui hỏi là xét cùng nhiệt độ hay cùng 1 nhiệt lượng mà nó đang chứa bạn phải nói rõ chứ.
    Nếu bạn nói thế này, thì bạn đã tính sai. Đơn giản là thế này, bạn tính đồng và nhôm ở cùng 1 nhiệt độ là 55. Tuy nhiên, nếu cả 2 thứ đó nhận được 1 nhiệt lượng như nhau từ CPU, cục đồng không thể nóng bằng cục nhôm tức là nó sẽ mát hơn mức 55 độ C. Vấn đề là như vậy đấy.
    Bạn nói con số báo nhiệt độ không phải thứ người ta quan tâm là sai lầm hoàn toàn, người ta (user dùng tản nhiệt) chỉ quan tâm con số đó mà thôi. Nó là cái nói lên cho người ta biết tản nhiệt đó tốt hay không tốt. Bạn có thấy 1 cái review tản nhiệt nào mà không có nói tới nhiệt độ chỉ nói nhiệt lượng chưa?
     
  9. PMT

    PMT Thành viên mới

    Bài viết:
    494
    Nơi ở:
    HCM
    Tôi không lẫn lộn, bạn mới lẫn lộn. Tôi đã hỏi ngay từ đầu, lúc tôi mới quan tâm tới thread này, là xét cùng 1 nhiệt độ hay cùng 1 nhiệt lượng nó đang chứa. Nếu lúc đó bạn trả lời là cùng 1 nội năng như nhau thì thread này có thể đã đi theo hướng khác rồi. Đương nhiên ai cũng biết, cùng 1 CPU thì nhiệt lượng nó tỏa ra cho 2 cái tản nhiệt hấp thu vào là như nhau. Nhưng bạn lúc đầu lại không nghĩ tới điểm này, không phải tôi.
     
  10. kiddy®

    kiddy® New Member

    Bài viết:
    75
    Vâng, vậy bạn sat thu nói bạn TNT2TNT áp dụng công thức không đúng trường hợp ?

    Có thể công thức Fourer ở đây không phù hợp, nhưng cách nhìn nhận tình huống W1= W2 (sử dụng một ý của định luật bảo toàn năng lượng) hay Q1 = Q2 cũng được. Theo mình thì đi từ hướng này hợp lý hơn.

    dù sao thì mấy công thức trên mình chả biết gì đâu, ngoài trừ cái nhiệt dung riêng là có biết 1 tí còn lại thì mấy cái khác chịu.

    cái đoạn
    Nói về cái công thức Q=h.A(t2-t1) ấy.
    Sorry quên quote lại. Thực sự mình không biết từ thực nghiệm nào mà ông Newton đưa ra công thức này, nhưng nếu nó áp dụng đúng trong trường hợp của chúng ta đang bàn đây thì đã có kết quả rồi.
    Vận động viên Đồng đã thắng thế một cách khá an toàn trước vận động viên Nhôm 0.36/0.29 = 1.24 lần.

    Hix, thực sự thì giờ biểu mình học hay về nhiệt học thì không khác gì tra tấn mình :bun:

    ps: dù sao trái đất vẫn quay :D . Trực giác của mình vẫn cho thấy mặc dù chất liệu có ảnh hưởng nhưng : nếu toàn bộ nhiệt lượng tập trung ở bề mặt thì giả thuyết của mình đưa ra là khả năng truyền nhiệt hoặc tẩu tán nhiệt của các vật cùng hình dáng ra ngoài không khí là như nhau và không phụ thuộc nhiều vào chất liệu làm nên vật, nhưng nó phụ thuộc vào các tính chất của không khí bao quanh vật (như độ đậm đặc, thành phần không khí, nhiệt độ của không khí ...)
     

Chia sẻ trang này