Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    thì cái van của giàn nóng điều hòa cũng bằng đồng đó thui. Đồng dẫn nhiệt thì tốt hơn nhôm thì ai cũng bít rùi còn gì...
     
  2. rhap_82

    rhap_82 New Member

    Bài viết:
    59
    Phần sau thì bro nói đúng rồi nhưng câu này thì xem lại nha. Truyền nhiệt và chuyển khối là cả một hệ thống môn học cực khó ở cấp đại học đó. Thi lại gần chục bận nên nhớ kỹ lắm ah. :sun:

    Nếu nói cho đúng ra thì việc xem xét hệ số truyền nhiệt của một khối vật chất còn phải xem xét cả nhiệt độ của bản thân nó nữa. Rất có thể khi nhiệt độ bản thân khối chất đó thay đổi thì hệ số truyền nhiệt của nó cũng thay đổi.

    Vấn đề về một khối nhôm và một khối đồng truyền nhiệt cho nhau thì phức tạp lắm nha. Viết tắt là Cu Al cho nó quen mắt :sun:

    Giả sử khối Cu có nhiệt độ cao hơn thì nhiệt sẽ truyền từ nhân khối Cu tới bề mặt tiếp xúc Cu-Al rồi sau đó truyền vào nhân khối Al.

    - Việc truyền nhiệt từ nhân Cu tới bề mặt Cu-Al sẽ phụ thuộc vào hệ số truyền nhiệt của Cu.

    - Việc truyền nhiệt từ bề mặt Cu-Al vào nhân Al sẽ phụ thuộc hệ số truyền nhiệt của Al.

    - Còn quá trình truyền nhiệt tại bề mặt thì phải tính theo công thức khiếp đảm lắm, giờ vẫn chưa nhớ đc :xicawe:

    Chính vì vậy mà quá trình truyền nhiệt phụ thuộc vào 3 yếu tố là hệ số truyền nhiệt, diện tích bề mặt tiếp xúc và sự chênh lệch nhiệt độ. Chip nói đúng nhưng thiếu nha. :leuleu:

    Vì thế, quay lại cái tản nhiệt, nếu như một khối Cu và một khối Al trong cùng một điều kiện làm việc, cùng con chip đó, cùng một môi trường không khí đó thì tản nhiệt Cu tốt hơn vì hệ số truyền nhiệt của Cu rõ ràng lớn hơn Al.

    Nhưng nếu theo lý thuyết thế thì không hiểu làm sao mấy con lõi đồng lá nhôm lại chạy ngon vậy :gaicam:
     
  3. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Mọi người toàn nhầm lẫn tùm lum. Nên phân thành 2 quá trình riêng lẽ chứ nói chung chung Cu truyền nhiệt tốt hơn Al thì ai chẳng nói được :xicawe:
    1. Nhiệt truyền từ CPU ---> heatsink
    2. Nhiệt từ heatsink ---> môi trường

    Mời mọi người tiếp tục. Còn nhiệt chạy trong heatsink thì Cu truyền nhanh hơn Al là cái chắc
     
  4. knightmn

    knightmn New Member

    Bài viết:
    282
    thấy các bác tranh luận dữ quá,em cũng xin góp vài ý kiến
    1)nhiệt độ từ CPu truyền thẳng vào heatsinh-->nhiệt độ của CPU sẽ phụ thuộc vào tốc độ tản nhiệt của phần tiếp xúc giữa CPU và heatsink-->lõi heatsink làm bằng Cu (dẫn nhiệt tốt mà)
    2) heatsink tiếp xúc trực tiếp với không khí nhưng con CPU nóng như vậy mà không khí thì dẫn nhiệt rất kém, nên dù có là Cu hay Al cũng thế, cũng có có tác nhân thứ 3 tác động vào đó là FAN :D ,nếu không tin, bác nào sài master cooler bỏ cái quạt ra đi, chơi game khoảng 1 tiếng coi CPU có restart không? :D
    3)kết luận : Cu có ưu điểm dẫn nhiệt nên được chọn làm lõi heatsink, nhưng giá cao.Al dẫn nhiệt không tốt bằng đồng nhưng giá rẻ và lại có FAN hỗ trợ nên Al được chọn kết hợp với đồng==>giá rẻ,chất lượng cao :D
     
  5. athlon26

    athlon26 giã từ vũ khí

    Bài viết:
    932
    tóm lại là ai trả lời được câu này : nhôm hay đồng tản nhiệt ra không khí tốt hơn ?

    thì câu chuyện sẽ chấm dứt :sun:

    bro Chip có nói là tất cả kim loại tản nhiệt đều như nhau ở bề mặt nghe có vẻ hơi khó tin :gaicam:
     
  6. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Thực sự là không hỉu bro đang nói jì T_T
     
  7. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Đúng là cốt lõi vấn đề nằm ở đây, athlon26 túm được vấn đề ngay chóc.

    - truyền nhiệt là truyền dao động, right?

    - bề mặt dao động tiếp xúc với không khí làm không khí dao động theo đồng thời giảm biên độ dao động của bề mặt, right?

    - xét lớp phân tử ngoài cùng của bề mặt, nó là một lưới các phân tử tiếp xúc với không khí và đang dao động nhiệt, mặc kệ bản chất nó là đồng hay nhôm nhưng có 1 điều chắc chắn: ở cùng 1 nhiệt độ thì nó dao động với biên độ giống hệt nhau (bản chất của nhiệt độ)

    - vậy các lớp bên dưới của lớp ngoài cùng chỉ đóng vai trò là truyền dao động trong nhân ra ngoài, thằng nào truyền kém thì lớp ngoài cùng không có nhiệt để mà toả. Vậy thì có phải nó phụ thuộc vào hệ số truyền nhiệt không?

    @ rhap_82: hoàn toàn đồng ý với lập luận của bạn, chỉ có 1 vấn đề bạn chưa hiểu đúng ý Chip: ở đây Chip đã giả thiết tất cả các yếu tố môi trường là như nhau, chỉ khác ở vật làm thí nghiệm là khác nhau (đồng và nhôm), vì vậy Chip đã loại bỏ đi yếu tố chênh lệch nhiệt độ, không phải Chip thiếu, hì hì...
     
  8. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Híc bro định nghĩa dao động với biên độ đi đã. Lại còn tiếp xúc với không khí làm không khí dao động theo với cả lưới các phân tử nữa chứ T_T Tùm lum hết cả
     
  9. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Cho bro bít nè. Kim loại dẫn nhiệt được là do nó có các electron tự do và các ion dương dao động liên tục tại các nút mạng. Tinh thể kim loại có cấu tạo mạng. Kim loại dẫn nhiệt, điện cũng là nhờ đặc điểm này. Quá trình dẫn nhiệt được giải thích như sau: khi kim loại bị đốt nóng, các electron tự do ở vùng bị nung sẽ chuyển động nhanh hơn dưới tác dụng nhiệt, trong quá trình chuyển động nó truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn. Đó mới là bản chất của quá trình truyền nhiệt
     
  10. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    - Dao động nói trên: hiểu đơn giản là các phân tử di chuyển lên xuống (dao động hình sin) quanh 1 điểm cố định, biên độ là khoảng cách giữa điểm cực đại và cực tiểu. Biên độ dao động tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

    - các phân tử không khí chuyển động hỗn độn, khi va phải phân tử bề mặt của vật mang nhiệt, nó tương tác và lấy đi một phần động năng của dao động khiến dao động của phân tử vật mang nhiệt giảm đi một đại lượng nhất định khiến vật mang nhiệt nguội đi, đồng thời phân tử không khí vừa tiếp xúc cũng mang động năng cao hơn khiến không khí nóng lên -> truyền nhiệt đó

    - chất rắn có mạng phân tử bố trí theo hình dạng nhất định, đối với kim loại đồng và nhôm các phân tử bố trí đều nhau theo những hình lập phương xếp cạnh nhau, nhìn theo 1 cách khác là nó có nhiều "mặt phẳng phân tử" xếp thành nhiều lớp đều nhau, xét lớp phân tử ngoài cùng thì trông nó chẳng khác nào 1 tấm lưới carô, vậy đó.

    Wellcome mọi thắc mắc!
     

Chia sẻ trang này