Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. mutapha

    mutapha Đơn côi.............

    Bài viết:
    463
    Bác này đúng sạo:lacmong::lacmong::lacmong: Ôn thi đại học làm gì có phần nhiệt học chưa kể chưa trình phổ thông làm gì có phần này chỉ trử tụi học chuyên.
     
  2. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Theo những gì em nhớ thì kim loại có một liên kết duy nhất là liên kết kim loại là liên kết của các electron tự do tích điện (-) và các ion dương tích điện (+) chứ không có liên kết chất rắn lỏng hay khí T_T Phải gọi là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại chứ

    Bro này chắc hồi xưa toàn trốn kiểm tra miệng hả :sun: Bro về đọc lại SGK chắc chắn có, em nhớ mà :gaicam: Hồi xưa bị mấy bà nhồi nguyên mấy quyển sách vào đầu, làm sao nhớ nhầm được
     
  3. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Đúng hết, trừ câu này: "Bro ơi không có cái gì gọi là dao động nhiệt hết"
    Chip khẳng định bản chất của nhiệt độ là sự dao động của các ion+ tại các nút mạng (các ion+ chính là các phân tử đó còn gì), nhiệt độ càng cao thì các dao động này càng mạnh. Đốt nóng 1 vật nào đó, dao động phân tử tăng lên, làm nguội nó đi, phân tử dao động giảm xuống; đó là chân lý.

    Đúng! mà Chip có nói điều gì mâu thuẫn với câu này đâu nhỉ?
     
  4. amethyst

    amethyst Catch the moment Administrator

    Bài viết:
    1,364
  5. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Cũng lâu quá rồi nên Chip không nhớ tường tận tên gọi của nó là gì, nhưng bản chất điều mà Chip nêu ra ở trên quote của Venice là:
    - liên kết của vật khác nhau khi ở 3 thể rắn, lỏng, khí (còn gọi nó là gì tại mỗi thể thì quan trọng gì, gọi là A, B, và C nhá :D)
    Vẫn còn câu hỏi ngược lại cho Venice: Dùng "thuyết electron" thì giải thích thế nào cho sự chuyển hóa của kim loại từ thể này sang thể nọ?
     
  6. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Đúng rùi, tại bro nói có sự lan truyền dao động nên em mới phản bác thôi. Không thể coi là lan truyền được vì bản thân dao động này không kích thích sự dao động cho phần tử khác mà chính là electrom tự do thực hiện công việc này. Biên độ dao động của các ion dương cũng chưa thể coi là bằng nhau vì electron va chạm không theo một quy luật nào hết.

    Trong quá trình bay hơi cũng như ngưng tụ electron không tham gia nên làm sao giải thích được :sun:
     
  7. unicornboy

    unicornboy Cố spam lên rồng

    Bài viết:
    1,815
    Đồng giá không cao hơn nhôm! Bằng chứng là người ta không dùng dây nhôm dẫn điện trong nhà mà dùng dây đồng mặc dù việc truyền dẫn điện đồng tỏ ra kém hơn nhôm, và dây cũng trở nên nặng hơn (vẫn có dây điện bằng nhôm ở 1 số trường hợp cần thiết). Và việc sản xuất nhôm cũng đòi hỏi một lượng lớn điện năng để điện phân, không như đồng chỉ cần những chất khử thông thường nhất. Tuy nhiên, nếu dùng tản nhiệt đồng sẽ có giá thành cao hơn vì đồng khó gia công, ít ăn khuôn hơn là nhôm.
    Mình xin góp ý một chút:
    +Mình tán thành ý kiến đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm. Cụ thể như sau:
    Đồng : 3.837 w/cm-k
    Nhôm : 2.165 w/cm-k (watt trên centimet mỗi độ kenvin)
    + Nhưng độ dẫn nhiệt vẫn chưa nói lên rằng đồng là một chất đáng để dùng làm tản nhiệt, vì chúng ta còn phải quan tâm đến tốc độ mà nhiệt lượng phát tán khỏi kim loại (chỉ số đối lưu). Cái này thì đồng thua nhôm.
    Vì vậy, người ta dùng tản nhiệt bằng nhôm với lõi đồng tiếp xúc với vật cần tản nhiệt. Nhiệt lượng từ vật sẽ truyền sang đồng nhanh hơn nhôm => Nhiệt lượng từ đồng sẽ truyền sang nhôm vì đồng nóng hơn nhôm => Nhiệt độ từ nhôm sẽ truyền vào không khí nhanh hơn đồng do tốc độ phát tán nhiệt của nhôm nhanh hơn cộng với quạt làm cho luồng khí đối lưu liên tục.
    Thế nên tản nhiệt bằng đồng lõi nhôm vừa tiết kiệm hơn, vừa tốt hơn.
    Nếu dùng thuyết electron thì bạn giảm thích thế nào khi một đám hơi nước có thể làm phỏng tay bạn?
     
  8. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Như vậy theo Venice nhiệt truyền được là do sự chuyển động của electron tự do. Vậy Chip có vài câu muốn hỏi như sau:

    1. Với các chất không có hoặc có rất ít electron tự do (thể hiện qua việc nó cách điện) như nhựa chẳng hạn thì nó truyền nhiệt bằng kiểu gì?

    2. Khi cho dòng điện chạy qua kim loại ở tình trạng siêu dẫn (điện trở = 0), tại sao vật không nóng lên mặc dù vẫn có sự chuyển động rất mãnh liệt của electron tự do?

    3. Xét 2 trường hợp:
    - nung nóng 1 vật
    - cho 1 dòng điện yếu chạy qua
    -> trường hợp nào làm nhiệt độ của vật tăng lên nhiều hơn, trường hợp nào electron tự do di chuyển mạnh hơn?

    Vậy thì khoa họa hiện nay vẫn chưa giải thích được sự chuyển sang các thể khác nhau của vật chất? hì hì...
     
  9. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    E rằng bạn đã sai lầm nghiêm trọng

    Chỉ số đối lưu là gì, với chất rắn như đồng hay nhôm thì nó liên quan gì đến sự đối lưu vốn chỉ có ở chất lỏng và chất khí?
     
  10. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
    bác chip lập luận sai bét rồi
    sự truyền nhiệt ở đây gồm :
    1) trao đổi nhiêtj đối lưu giữa Kl và không khí
    2) trao đổi nhiệt bức xạ (ít)
    3)quá trình trao đổi nhiệt từ bề mặt CPU tới kim loại (cu hay Al ) + quá trình dẫn nhiệt trong lòng Kim loại
    bác Chip chỉ xét đến việc trao đổi nhiệt bằng con đuờng "va chạm fân tử là sai bét hết roài" :lele:
    còn việc xét xem AL hay Cu good hơn trong việc heatsink thì fải xét vào 1 bài toán cụ thể cái đã
     

Chia sẻ trang này