Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. nhhoa

    nhhoa take a rest

    Bài viết:
    299
    Có một ví dụ về sự truyền nhiệt của nhôm và đồng.Hồi trước người ta hay dùng nồi đồng chứ không phải nồi nhôm để nấu ăn vì nó truyền nhiệt tốt.Tuy nhiên đồng đắt tiền nên sau đó người ta mới dùng nồi nhôm.Và nhôm cũng được sử dụng nhiều trong giải nhiệt cơ khí vì nó có độ cứng hơn đồng.
    Các bạn nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn thí chịu khó đọc lại sách"Nhiệt kỉ thuật" rồi tranh luận tiếp.
     
  2. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    1. Đúng như bro nói nhựa có rất ít electron tự do và cũng chính vì thế nó truyền nhiệt rất kém, hầu như không truyền nhiệt
    2. Không cứ phải là kim loại siêu dẫn mới như vậy mà bất cứ kim loại nào có dòng một chiều chạy qua cũng đều nóng lên, nhưng khác với trường hợp nung nóng, khi có dòng điện, electron tự do chuyển động thành dòng chứ không chuyển động hỗn độn, dĩ nhiên như vậy tỉ lệ va chạm với những ion dương tại nút mạng là ít hơn. Kết quả là kim loại chỉ nóng lên một chút xíu. Mà kim loại siêu dẫn ion dương có chuyển động đâu làm sao mà có tính dẫn nhiệt được T_T
     
  3. unicornboy

    unicornboy Cố spam lên rồng

    Bài viết:
    1,815
    Hic tui đã nói là vận tốc mà nhiệt lượng phát tán khỏi đồng rồi mới mở ngoặc là chỉ số đối lưu cơ mà.
     
  4. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
    đây là 1 quan niệm sai lầm
    nhôm và đồng trai đổi nhiệt với không khí chủ yếu qua đối lưu
    cụ thể ở đây là đối lưu cưỡng bực (các bác cho thêm cái Fan dí vô mà) :sun:
    theo bác Bùi Hải ở Bk dạy iem thì như sau
    Q = α * (Tw-Tf)*F
    với
    Q là nhiệt lượng trao đổi trong thời gian trên 1 s
    F diện tích (chúng ta xét Cu và AL là bằng nhau )
    Tw nhiệt độ trung bình bề mặt vật rắn
    Tf nhiệt độ trung bình của môi trường (lỏng hay khí)
    α : hệ số tỏa nhiệt (cu và Al khác nhau );
     
  5. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Vậy hệ số tỏa nhiệt của CU và Al thằng nào cao hơn? chắc hẳn là nhôm vì nếu là đồng thì sẽ mâu thuẫn với bác này
     
  6. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    đúng vậy, nhưng bạn phải hiểu sâu thêm tí nữa:
    - đầu tiên là không khí tiếp xúc với vật nóng, nhận nhiệt lượng, sau đó bị quạt thổi bay đi mất, không khí lạnh được thay thế vào để rồi nhận nhiệt lượng qua tiếp xúc.
    - Ở đây Chip thu hẹp phạm vi của khảo sát, chỉ xét thời điểm tiếp xúc và nhận nhiệt để làm rõ vấn đề hiệu quả tản nhiệt, còn sự đối lưu sau đó thì không xét tới vì không cần thiết. Bạn thấy rõ ràng là nếu chứng minh được đồng tản nhiệt tốt hơn nhôm thì việc thêm quạt hay thay đổi sự đối lưu như thế nào cũng không thay đổi kết quả khảo sát, right?
    Bạn đưa công thức này vào để chứng tỏ vấn đề gì?
     
  7. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
    cái này khó à nha
    muốn tính hệt số tỏa nhiệt fải làm dăm cái fương trình nữa vì nó fụ thuộc nhiều thứ như :hệ số dẫn nhiệt , tốc độ chuyển đọng , độ nhớt động học, hệ số dãn nở thể tích v..v...:detien:
    để mai tui ôn lại bài cái đã :sorry:
     
  8. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Lấy lửa nung thử 1 miếng nhựa mỏng cỡ cái cd, sờ tay vào mặt kia xem có thấy nóng không? tại sao lại nóng? nó không có electron tự do đâu nha.
    Câu này thì thôi, bàn nữa thì dài dòng lắm.
     
  9. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Phương trình của bác nf7 khá rõ ràng mà bác chip. Q: nhiệt lượng trao đổi giữa 2 môi trường trong thời gian 1s. Có một điều em chưa rõ lắm. Q chỉ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc, nhiệt độ 2 môi trường và hệ số tỏa nhiệt của kim loại, tức là không khí hay nước được coi la môi trường trung tính với hệ số =1?

    Vậy thì khi xét tới 2 môi trường kim loại tỏa nhiệt sang nhau. Cụ thể từ đồng sang nhôm trong các hsf lỗi đồng lại phải sử dụng thêm một công thức khác? Vì có tới 2 hệ số tỏa nhiệt mà?
     
  10. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
    cái công thức này nói lên cùng 1 môi trường như nhau . sụ trao đổi nhiệt chỉ fụ thuộc vào α : hệ số tỏa nhiệt (cu và Al khác nhau );
    chứ ko fải fụ thuộc vào chỉ xét thời điểm tiếp xúc và nhận nhiệt để làm rõ vấn đề hiệu quả tản nhiệt

    ***bạn CHip vẫn chưa fân biệt được trao đổi nhiệt qua tiếp xúc và đối lưu
    2 cái này khác nhau à nha
     

Chia sẻ trang này