Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. TNT2TNT

    TNT2TNT New Member

    Bài viết:
    127
    Còn phải xem thêm 2 yếu tố :
    - Nhiệt dung riêng của từng vật liệu : để biết nhiệt lượng cần giải thoát khi trở về nhiệt độ phòng.
    - Hệ số bức xạ nhiệt trên bề mặt, ngoài truyền nhiệt qua tiếp xúc thì còn phải tính đến bức xạ nhiệt.

    Hình như năm thứ 3 có học môn nhiệt học (không biết giờ còn môn này không nữa). Cả chục năm rồi nên nhớ không chính xác, cũng có bài tập tính toán truyền nhiệt gì đó.

    Chỗ tô đậm sai : trao đổi từ rắn sang khí là bởi truyền nhiệt tiếp xúc và bức xạ. Đối lưu là trao đổi nhiệt trong không khí với nhau.

    Dùng 3 công thức :
    1/ Truyền nhiệt giữa chất rắn.
    a. CPU -> heastink
    b. Từ bề mặt tiếp xúc CPU tới bề mặt tiếp xúc không khí của heatsink
    =>Cải tiến bằng cách chọn vật liệu + kích thước heatsink.
    2/ Truyền từ rắn – khí :
    a. Trao đổi nhiệt tiếp xúc giữa bề mặt heatsink với không khí.
    b. Bức xạ nhiệt
    => Cải tiến bằng chế tạo cánh tản nhiệt, tăng diện tích tiếp xúc.
    3/ Truyền nhiệt từ khí – khí :
    Lớp không khí tiếp xúc heatsink truyền nhiệt qua các lớp khí khác (môi trường).
    =>Cải tiến bằng dùng quạt, thúc đẩy sự đối lưu.

    Thường để biết đâu là điểm thắt cổ chai trong tản nhiệt, người ta đo nhiệt độ tại các điểm phân cách các pha truyền nhiệt, tại pha nào có độ chênh nhiệt độ tại 2 đầu lớn thì đó là điểm thắt cổ chai và ưu tiên cải tiến pha đó.

    Các hệ số trong các công thức truyền nhiệt thông thường được tìm bởi thực nghiệm, bạn nào đang có hứng thú thử nghiệm rồi post lên cho mọi người tham khảo :D.
     
  2. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
  3. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Vậy là cha VK viết tùm lum, thế mà vẫn được đăng PCWorld. Em nghĩ cha này chắc phải nghiên cứu kĩ rùi mới dám viết như vậy. Thực tế em cũng thấy sờ vào hs nhôm mát hơn nhiều so với sờ vào hs đồng :gaicam:

    [​IMG]
     
  4. athlon26

    athlon26 giã từ vũ khí

    Bài viết:
    932
    tóm lại là với tôi thì rút ra kết luận đồng tốt hơn , lí do dùng nhôm lõi đồng chẳng qua là tiết kiệm tiền với giảm trọng lượng

    dù sao tôi vẫn tin vào x86-secret.com (tụi làm ra cái CPUZ ) hơn là pcw vn click


    cái bản pdf của nf7xxx post lên cũng viết rất rõ
     
  5. unicornboy

    unicornboy Cố spam lên rồng

    Bài viết:
    1,815
    @Venice: nếu giải thích theo bài của ông PCWorld đó thì đã chấp nhận thuyết electron dẫn nhiệt. Mà trong bảng của ổng lại đưa ra khả năng dẫn nhiệt của kim cương là cao nhất. Trong khi kim cương liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị không phân cực, nguyên tử carbon trong tinh thể lai hoá sp3 trước khi tao nên liên kết hoá học, tức là không hề có electron nào còn dư ra để mà chạy lung tung. Thực tế cũng chứng minh rằng kim cương không hề dẫn điện., chứng tỏ không có electron tự do.
    Túm lại: không tin tưởng được.
     
  6. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    bài của bro VK đúng là sơ suất khi nhắc tới kim cương. Kim cương không có electron tự do nhưng khác với những chất cách điện khác, nó dẫn nhiệt rất tốt
     
  7. rhap_82

    rhap_82 New Member

    Bài viết:
    59
    Ủng hộ quan điểm của chip và cả việc lập ra topic này. :sun:

    Không chấp PC World VN :beo: trước nay thấy mỗi lão Linh béo là biết dùng máy tính.

    Chắc đa số mấy tên đó hoàn toàn không biết nhiệt được truyền từ HS vào không khí theo cơ chế nào nên mới có những câu kết luận kiểu Cu phát tán nhiệt kém hơn Al. :lele: Và cả Venice chắc cũng không biết ha:sun: Sách Lý 11, 12 đang ở trước mặt đây này, chẳng có cái quái gì liên quan đến truyền nhiệt dẫn nhiệt gì hết, mấy cái công thức này thì cùng lắm tính được một tí về khí lý tưởng. Chấm hết.

    Xin nhắc lại một lần nữa là ai đó hãy đưa ra chứng minh cụ thể rằng Cu tỏa nhiệt vào không khí kém Al. Còn nếu không chứng minh được thì xin đừng reply nữa.

    Còn tôi thì biết chắc chắn rằng nhiệt sau khi truyền qua bề mặt khối HS vào đến không khí thì sau đó sẽ truyền nhiệt cho lớp không khí phía sau bằng cơ chế cấp nhiệt.

    Trích dẫn cụ thể giáo trình Cơ sở các quá trình và thiết bị Công nghệ hóa học (tập 1b) - Pgs.Pts Đỗ Văn Đài (khoa Hóa Thực phẩm - ĐHBKHN) chủ biên, trang 188, 189:

    Định luật cấp nhiệt Newton:

    dQ = alpha * (t1 - t) * dF * dT

    Ở đây alpha là hệ số cấp nhiệt và nó phụ thuộc vào loại chất khí, chế độ chuyển động của chất khí (ở đây là đứng yên), kích thước hình dạng vị trí trạng thái bề mặt vật trao đổi nhiệt (ở đây là cái HS). Tuyệt nhiên không có bản chất hóa học của HS đâu nha.

    Và vì thế hệ số này quyết định đến hiệu quả quá trình đối lưu của không khí thì không đổi dù cái HS chết tiệt kia có bằng Al hay Cu.

    Còn quá trình các phân tử truyền nhiệt cho nhau do tiếp xúc trực tiếp là cơ chế dẫn nhiệt, cũng như cơ chế bức xạ đóng vai trò rất nhỏ trong trường hợp cụ thể này, đặc biệt với những vật có nhiệt độ thấp như mấy cái HS.

    Còn một điều nữa mà kiến thức của một số bro cực kỳ có vấn đề.

    Khi xem xét vấn đề về Nhiệt, người ta chỉ xét đến cấp độ phân tử, chứ không ai xét đến cấp độ electron đâu. Phân tử dao động nhiệt, chứ không có khái niệm electron dao động nhiệt đâu.

    Nếu như động đến electron thì bắt đầu đến mức Hóa học rồi chứ không còn là Vật lý nữa. Thay đổi của 1 electron thì liên quan đến việc thay đổi từ chất này sang chất kia đó.

    Ai đó nhắc đến nút mạng hay lai hóa này kia chẳng qua là kiến thức có chút nhầm lẫn thôi. :cachua:
     
  8. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    haha thật buồn cười vậy là bro ủng hộ việc chứng minh của bro Chip, với những lập luận kiểu như:

    + Sự truyền nhiệt (chất rắn) là sự truyền dao động đã nói trên, giả sử nhiệt độ tại điểm A cao hơi điểm B tức là các phân tử tại điểm A dao động mạnh hơn tại B, nó sẽ truyền dao động này sang các phân tử bên cạnh và cứ thế dao động được truyền đến B như làn sóng vậy

    Em khẳng định luôn nhé, cái này 100% sai, trong môi trường kim loại bản chất của nhiệt truyền đi không phải do có sự lan truyền dao động do dao động tại A mạnh hơn tại B, mà là do cái electron dưới tác dụng nhiệt độ chuyển động nhanh hơn, va chạm vào các ion dương tại các nút mạng ở nơi nhiệt độ thấp và truyền năng lượng cho những ion dương này, kết quả là chúng dao động mạnh hơn, nhiệt độ tăng lên. Như vậy không có sự lan truyền dao động nào hết vì bản thân dao động của ion dương tại điểm A không có khả năng truyền dao động sang ion dương tại điểm B mà là do electron va chạm vào. Nếu bro vẫn không công nhận thì em sẽ mò lại đống sách và scan lên cho mà xem

    Chưa hết, nếu là lan truyền dao động thì biên độ tại mọi phần tử trên phương truyền phải bằng nhau nhưng thực tế chúng không bằng nhau do các electron va chạm tự do vào các ion dương. Bro chip còn định nghĩa biên độ với dao động thế này thì sao trách được???

    Vấn đề là bro Chip đang muốn bàn tới bản chất sự truyền nhiệt, vậy theo bro trong kim loại nhiệt truyền đi bằng cách nào nếu không nhắc tới electron và các ion dương? Bác giải thích được thì có lẽ sẽ có giải nobel đó :sun:

    P/s:
    Ngượng chưa, lão "Linh béo" viết bài đó đấy ^^
     
  9. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    rất tán thành việc scan sách và post lên đây để anh em cùng tham khảo.

    sorry, chip hơi nhầm lẫn trong việc định nghĩa biên độ: biên độ đúng ra phải bằng 1/2 khoảng cách giữa điểm cực đại và điểm cực tiểu chứ không phải bằng cả khoảng cách đó. Xin tiếp thu và correct lại.


    làm gì mà giải nobel ghê vậy trời :D

    Giửa các phân tử kim loại có lực hút và đẩy, lực hút giúp chúng không tách xa khỏi nhau, lực đẩy giúp chúng không tiến sát vào nhau. Vì thế chúng luôn cách nhau ở 1 khoảng cách nhất định và duy trì mạng lưới tinh thể kim loại một cách chắc chắn và bền vững trong điều kiện bình thường. Khi 1 phân tử chịu tác động và dao động, nó sẽ tác động đến các phân tử xung quanh qua các lực liên kết nói trên, các phân tử xung quanh lại tác động tiếp đến các phân tử lân cận và cứ thế tiếp diễn. Việc này giống như sóng nước vậy.
    Trên đây là chứng minh cho quan điểm truyền nhiệt của Chip.

    Còn sau đây là lập luận phản biện quan điểm "truyền nhiệt qua electron":
    - truyền nhiệt qua electron nghĩa là sự di chuyển của electron tự do dưới tác dụng của nhiệt là nhân tố gây nên truyền nhiệt
    - cái bát ăn cơm làm bằng sứ -> sứ thì không có electron tự do vì nó cách điện tuyệt vời phải không.
    - đổ nước nóng vào trong cái bát
    - một lúc sau sờ tay vào bên ngoài bát -> đương nhiên là thấy nóng
    - như vậy trên thực tế có sự truyền nhiệt từ trong lòng bát ra ngoài thành bát -> đúng nhá
    - như đã nói ở trên, bát sứ không có electron tự do nhưng nó vẫn truyền nhiệt -> mâu thuẫn!!!
    Venice nghĩ sao?
     
  10. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Trời ạ, bro không đọc kĩ sao, em đã tô đậm chữ kim loại rồi cơ mà. Bát sứ thì lấy đâu ra electron tự do mà truyền nhiệt theo cơ chế đó chứ. Vấn đề là chúng ta đang bàn đến Cu và Al, chúng là kim loại, mà kim loại thì nguyên lý truyền nhiệt của nó đã được SGK đưa vào định nghĩa. Giống như mỗi người có một cái tên đó. Em đâu có nói nhiệt chỉ truyền đi theo cách đó ??? Bro hỉu vấn đề chưa? Em sẽ scan sách, bro cũng scan cái này nha

    Nhắc đến kim loại, đến tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt... của nó mà không nhắc tới electron tự do quả là một sai lầm to lớn
     

Chia sẻ trang này