Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Thích thú với chủ đề này nên em làm luôn cho nó nóng.
    SGK:
    [​IMG]

    Các kiểu cấu trúc mạng tinh thể kim loại:
    [​IMG]

    Và chân lý:
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  2. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
    Trước hết tui khẳng định quá trình tỏa nhiệt từ HS ra không khí là tỏa nhiệt đối lưu
    sách kỹ thuật nhiệt có Định nghĩa như sau :
    trao đổi nhiệt đối lưu là quá trình trao đổi nhiệt nhờ sự chuyển động của chất lỏng (khí) giữa những vùng có nhiệt độ khác nhau .
    Trong thực tế ta thường gặp quá trình trao đổi nhiệt độ giữa bề mặt vật rắn với chất lỏng (khí ) chyển động , quấ trình này gọi là Tỏa nhiệt đối lưu
    do vậy nên việc tỏa nhiêt từ HS ra không khí chúng ta fải tính qua công thức Newton mà bác RHAP82 đã nói
    tui đưa ra công thức chính xác sau: (dã nói ở trên )
    Q = α * (Tw-Tf)*F
    với
    Q là nhiệt lượng trao đổi trong thời gian trên 1 s
    F diện tích (chúng ta xét Cu và AL là bằng nhau )
    Tw nhiệt độ trung bình bề mặt vật rắn
    Tf nhiệt độ trung bình của môi trường (lỏng hay khí)
    α : hệ số tỏa nhiệt (cu và Al khác nhau );

    ở đây chúng ta quan tâm đến hệ số ANPHA của Cu và AL đơn vị là (W//m2.K)
    KL : vì thế tui nghĩ các bác nên dẹp vấn đề fân tử với Elctron va chạm đi + diamond nữa . và sự thực là Kim cương dẫn nhiệt rất tốt (nếu ai fản đối vô YM tui cho xem bằng chứng :sun: )
     
  3. Quang Huy

    Quang Huy New Member

    Bài viết:
    218
    Hiện tui đang có bột kim cương nè (lúc trước mua ít về định chế thử keo giải nhiệt nhưng bận quá) 2 loại (tự nhiên & tổng hợp), anh em muốn biết thực hư ra sao qua Q đưa về test :welcome: (coi có hơn được Ag AS5 hông)
     
  4. bột kim cương có mắc không vậy
    nó là chất dẫn nhiệt tố nhất
    hơn cả vàng và bạc nữa
     
  5. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Dùng công thức này, trong cùng một điều kiện về nhiệt độ không khí xung quanh, diện tích tiếp xúc không khí của heatsink bằng nhau, nhiệt độ của hai khối heatsink như nhau, ta thấy nhôm và đồng ai tỏa nhiệt nhanh hơn hoàn toàn phụ thuộc vào "hệ số tỏa nhiệt" α
    Đành bỏ một ít thời gian tối thứ 7 ko đi uống cafe mà lục tài liệu và sau đây là đáp án cuối cùng:
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
    [/FONT]

    Đây là công thức tính "hệ số tỏa nhiệt" của kim loại, nó phụ thuộc vào hệ số dẫn nhiệt k, khối lượng riêng p của kim loại và nhiệt dung riêng Cp
    Đây là thông số về nhiệt dung riêng Cp của các loại kim loại
    Trong điều kiện áp suất bình thường, khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 và khối lượng riêng của đồng là 8820kg/m3.
    Đây là thông số về hệ số dẫn nhiệt k của nhôm và đồng trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau:
    Vì 1 độ K = -272.15 độ C nên trong điều kiện nhiệt độ bình thường của chúng ta hiện nay thì nhiệt độ K tương ứng là 300 độ K ==> theo bảng trên ta có hệ số dẫn nhiệt tương ứng của nhôm là 237 và của đồng là 401
    Túm lại trong điều kiệt nhiệt độ và áp suất bình thường trong môi trường sống của chúng ta thì ta có hệ số dẫn nhiệt k1 của đồng là 401, khối lượng riêng p1 của đồng là 8820, nhiệt dung riêng Cp1 của đồng là 385 và hệ số dẫn nhiệt k2 của nhôm là 237, khối lượng riêng p2 của nhôm là 2700, nhiệt dung riêng Cp2 của nhôm là 903.
    Tất cả các thông số này đều được qui về đơn vị chuẩn trong hệ SI nên ta có thể an tâm mà dùng và lập tỉ số sau:
    Công thức tính hệ số tỏa nhiệt như trên đã nói: [​IMG]
    Hệ số tỏa nhiệt của đồng α1 = k1/(p1.Cp1)
    Hệ số tỏa nhiệt của nhôm: α2 = k2/(p2.Cp2)
    ===> ta lập tỉ số α1/α2 = (k1.p2.Cp2)/(k2.p1.Cp1) (giờ ta thay số vào và đơn giản biểu thức nhé)
    ===> α1/α2 = (401.2700.903)/(237.8820.385) = 1.2148

    Rõ ràng ta đã thấy hệ số toả nhiệt của đồng hơn nhốm ít nhất 1.2 lần
    Bạn đừng thấy con số 1.2 lần này ko ấn tượng lắm mà chê "hơn chẳng bao nhiêu", nên nhớ đây là hệ số tỏa nhiệt đồng hơn nhôm mà thôi, đừng quên là hệ số dẫn nhiệt của đồng lại hơn gần gấp đôi nhôm (401 so với 237) cho nên xét tương quan các quá trình hấp thụ - dẫn nhiệt - toả nhiệt thì đồng hơn nhôm nhiều lắm đó.
    ===> tranh luận tới đây chấm dứt được rùi :sun: , ai muốn phản bác vui lòng dẫn chứng công thức, nguồn tài liệu và tính toán đầy đủ chứ đừng nói suông nữa nhé.
    Có thể tham khảo thêm tại đây: http://www.coolingzone.com/Content/Library/Tutorials/Tutorial%201/DNHT.html

    @nf7xxx: hồi xưa anh học bác Bùi Hải được 9 điểm "Nhiệt động lực học kỹ thuật", (hihihi khá nhất là cái môn này, anh em cho em khoe mẽ tí xíu nhá :sun: ) em xong môn này chưa nè? Công nhận thầy dạy hay thiệt ha.:beerdi: :beerdi:
     

    Các file đính kèm:

    • Cp.jpg
      Cp.jpg
      Kích thước:
      10.4 KB
      Đọc:
      216
    • k.jpg
      k.jpg
      Kích thước:
      10.4 KB
      Đọc:
      240
  6. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    @mod: em không biết post hình sao cho đúng chỗ bài của em, mod có thể giúp dùm ko? Cám ơn, để vầy mấy bạn ko theo dõi liên tục nguyên bài em hơi bất tiện.
     
  7. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
    uhm
    [​IMG] (m^2/s)
    bác sát thủ xem lại xem
    thứ nguyên của nó đã đúng chửa
    AnPha hệ số tỏa nhiệt mà tui dùng có thứ nguyên là :W/m^2.K
    thiêt nghĩ 2 cái ANpha này khác nhau hâhhhâhha:lele:
     
  8. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Vì tôi ko muốn giải thích dài sợ nhiều anh em rối, hãy xem link để hiểu rõ hơn đi.
    Kết hợp cả link này nữa nhé http://www.mhtl.uwaterloo.ca/pdf_papers/mhtl03-11.pdf
    Và luôn cái link về nhiệt trở này nữa http://www.coolingzone.com/Content/Library/Tutorials/Tutorial%204/Thermal%20Resistance.html
     
  9. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
    nếu như bác dùng công thức của tui
    thì fải xem lại cái Anpha của bác
    đây là 2 hằng số khác hẳn nhau
    thứ nguyên khác hẳn w/m^2.K và m^2/s
    [​IMG]
     
  10. nf7xxx

    nf7xxx New Member

    Bài viết:
    131
    cái link thứ 2 là tui post lên mà
    đúng là nhiệt trở Cu-Cu bé nhất thật
    nhưng xem ra các bác y vẫn chưa tin tưởng :xauho:
     

Chia sẻ trang này