Những thời điểm không nên tắm Tắm khi đang sốt, sau khi uống rượu hoặc ngay sau bữa ăn là điều tối kỵ, bởi có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc. 1. Không nên tắm nếu bạn có huyết áp thấp Khi tắm, nước nóng sẽ làm nở mạch máu. Những người đang có huyết áp thấp có xu hướng thiếu máu não và thậm chí quỵ, ngất. 2. Không tắm sau khi uống rượu Rượu làm ảnh hưởng đến chức năng gan và kiềm chế giải phóng glycogen (chuỗi phân tử đường gluco). Tuy nhiên, quá trình tắm lại làm tăng tiêu thụ gluco của cơ thể. Việc thiếu đường trong máu sẽ gây ra hoa mắt, nhìn mờ, mệt mỏi và thậm chí dẫn đến hôn mê do giảm gluco huyết. 3. Không tắm khi bạn đang sốt Năng lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 20% khi cơ thể người tăng lên 38 độ C. Vì thế, đừng tắm khi bạn sốt để tránh tai nạn. 4. Đừng tắm khi đói hoặc sau bữa ăn Tắm làm tăng lượng máu chảy tới tay, chân và toàn cơ thể, lượng máu xung quanh dạ dày cũng vì thế mà giảm xuống. Điều này làm yếu hệ tiêu hóa của bạn. Tắm khi đói thì dễ dàng gây hạ đường máu, thậm chí gây lả đi. 5. Không tắm ngay sau khi làm việc Dù cho bạn làm việc thể chất hay vận động thể lực, nên nghỉ một lát mới tắm, nếu không nó dễ dàng dẫn tới thiếu máu cung cấp cho tim và não, thậm chí gây bất tỉnh. 6. Không tắm nước lạnh nếu bạn không thật khỏe Với phụ nữ không thật khỏe, tắm nước lạnh sẽ không tốt. Ngoài ra, bạn có thể bị cảm lạnh, sốt hoặc các căn bệnh khác do hệ miễn dịch yếu. Tuy vậy, rửa mặt nước lạnh trong thời gian dài lại có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, và giúp ngăn ngừa cảm lạnh, viêm mũi. Da bạn cũng sáng và mềm mịn hơn.
Những thói quen làm hỏng thận của bạn Thường xuyên nhịn tiểu, uống ít nước hoặc lạm dụng thuốc giảm đau... đều có thể gây hỏng hai quả thận - bộ phận lọc máu quan trọng trong cơ thể bạn. 1. Lạm dụng thuốc giảm đau Việc sử dụng trong thời gian dài hoặc với lượng lớn các thuốc giảm đau như viên uống giảm đau, indomethacin, acetaminophen và aspirin sẽ gây hư thận. 2. Dùng quá nhiều một số loại thảo dược Người ta đã phát hiện rằng những loại thảo dược dưới đây sẽ gây hại cho thận: cây tripterygium wilfordii hook, aristolochia manshuriensis, semen pharbitidis, fructus xanthii (ké đầu ngựa hay thương nhĩ tử), poppy capsules, raw aconitum, quisqualic, green wood, aristolochia fangchi (phòng kỷ)... 3. Lạm dụng nước ngọt và các loại đồ uống thể thao Nồng độ pH bình thường của cơ thể người là 7,2. Nước ngọt có hàm lượng axit cao, và pH của cơ thể sẽ thay đổi đáng kể khi hấp thụ những đồ uống đó. Thận là cơ quan chính điều chỉnh độ pH của cơ thể, và việc uống nhiều trong thời gian dài các loại nước này sẽ là gánh nặng với thận, làm tăng khả năng suy thận. 4. Ăn bánh mỳ quá mềm Có một loại phụ gia thực phẩm tên là kali bromat trong bánh mỳ và bánh ngọt, khiến cho thực phẩm có cảm giác mềm. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất này có thể gây tổn hại hệ thần kinh trung ương, máu và thận của con người. 5. Ăn quá nhiều Ngày nay, mọi người có cơ hội ăn nhiều hơn, song cũng dẫn tới ăn quá mức thường xuyên hơn. Hầu hết chất thải trong cơ thể người được bài tiết qua thận. Ăn quá nhiều sẽ làm bắt cơ quan này làm việc vất vả hơn. 6. Uống chè đặc sau khi uống rượu Một số người nghĩ rằng chè đặc có thể xua tan tác dụng của chất cồn. Thực tế, nó có thể gây hại cho thận, thay vì mang lại kết quả tốt. Các chuyên gia chỉ ra rằng chất theophylline trong chè có tác dụng lợi tiểu, và nó có thể nhanh chóng tác dụng đến thận. Khi chất cồn không có thời gian để phân hủy, nó sẽ tích lũy nhiều ở trong thận. 7. Ăn nhiều muối Một chế độ ăn mặn có thể dẫn tới huyết áp cao. Máu trong thận không thể duy trì được sự tuần hoàn bình thường, từ đó, gây suy thận. 8. Nhịn tiểu Một vài người bận rộn thường cố nhịn tiểu trong thời gian dài. Các chuyên gia khẳng định việc nhịn tiểu có thể gây viêm đường tiết niệu. Nếu viêm nhiễm thường xuyên sẽ dẫn tới nhiễm trùng mãn tính và khó phục hồi. 9. Uống quá ít nước Nếu bạn không uống nước trong thời gian dài, sẽ làm giảm lượng nước tiểu và chất độc cũng như chất thải trong nước tiểu gia tăng. Những bệnh hay gặp như sỏi thận và sỏi niệu quản có mối quan hệ chặt chẽ với việc uống ít nước.