Cơm lam, đặc sản thơm hương núi rừng Những ống nứa non được nướng chín tỏa mùi nếp mới cùng hương núi rừng thoang thoảng thơm lừng và quyến rũ. Cơm lam là món ăn quen thuộc của người dân tộc thiểu số, nó có mặt ở các tinh miền núi phía Bắc. Từ món ăn đơn giản, được chế biến bởi những người đi rừng, ngày nay cơm lam trở thành một món ăn đặc sản dùng để đãi khách phương xa cũng là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội. [TABLE] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="align: center"]Khi cơm chín, dùng dao lóc bỏ vỏ nứa cháy phía bên ngoài, tách đôi vỏ nứa non bên trong, những hạt cơm chín đều tỏa mùi thơm phức.[/TD] [/TR] [/TABLE] Món ăn không quá cầu kỳ với những ống nứa non, chứa đầy gạo và nướng trên bếp lửa, ăn kèm với muối vừng, thịt heo nướng... Tuy nhiên, chế biến món ăn này đỏi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Gạo là nguyên liệu quan trọng, khi nấu cơm lam, người ta lựa chọn loại gạo đặc trưng của vùng núi, hạt nhỏ, thuôn dài, khi chín tỏa mùi thơm nức. Gạo được vo sạch, cho vào ống nứa cùng ít nước, nén chặt nhưng không quá đầy, dùng lá chuối nút đầu nứa lại và đem nướng. Ống nứa dùng để nướng cơm phải là ống nứa tươi, hơi non để khi nướng, hương thơm của ống nứa tươi hòa quyện vào hương nếp mới tạo nên một hương vị rất riêng của cơm lam. Thịt heo rừng, thịt gà nướng thường được ăn kèm với cơm lam. Những ống nứa sau khi đã nén đầy gạo được vùi trong bếp lửa hồng, khi nướng phải trở đều tay, xoay ống nứa để cơm chín đều. Khi lớp vỏ nứa bắt đầu khô lại, gạo tỏa hương thơm là lúc cơm lam đã chín. Muối vừng là gia vị không thể thiếu khi ăn món này. Người dân vùng cao thường ăn cơm lam với muối vừng, muối riềng cùng thịt heo rừng, thịt gà nướng trong ống nứa. Cơm lam chín dẻo, trắng trong và thơm ngon, ăn một miếng cơm lam chấm với muối vừng, thêm một lát thịt heo rừng nướng. Vị thơm thơm của vừng, cái đậm đà của thịt heo rừng nướng hòa quyện với hương thơm của cơm lam tạo nên một món ăn hấp dẫn mang thấm đẫm hương núi rừng làm say lòng người thưởng thức. Ở Sài Gòn, muốn thưởng thức cơm lam, bạn có thể ghé đến nhà hàng Vườn Phố, 1 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình hoặc làng ẩm thực Tây Nguyên, 1143 đường Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh, TP HCM. Mỗi ống cơm lam có giá 20.000 đồng cùng muối vừng.
6 món ngon làm từ bánh tráng bán ở Sài Gòn Chiếc bánh dân dã đến bình dị đấy lại là nguyên liệu không thể thiếu để cho ra đời những món ăn ngon. Hình ảnh chiếc bánh tráng đã trở nên quen thuộc, từ Nam ra Bắc đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp, từ gánh hàng trong trên phố hay trên bàn ăn của một nhà hàng sang trọng nào đó. Nguyên liệu chính làm bánh tráng là bột gạo, được tráng mỏng trên nồi hơi và đem phơi khô. Tùy từng vùng mà có tên gọi khác nhau, người miền Bắc gọi là bánh đa, còn bánh tráng hay bánh đập là tên gọi của người miền Trung và miền Nam. Cách chế biến bánh tráng đơn giản nhất là nướng giòn và thưởng thức, ngoài ra bánh tráng còn là nguyên liệu chính để làm nên nhiều món ăn ngon như: gỏi cuốn, nem rán, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng trứng cút, bánh tráng mạch nha...ngoài ra nhiều món ăn không thể thiếu bánh tráng như: cá lóc nướng, cá hấp, bò bía, bò lá lốt... Dưới đây là một vài món ăn ngon được làm từ bánh tráng 1. Bánh tráng trộn Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon. Bánh tráng sau khi trộn trở nên mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ. Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Mỗi phần có giá từ 6.000 tới 10.000 đồng. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường. Địa chỉ: Bánh tráng trộn anh Thành vỉa hè cuối đường Hòa Hảo, quận 10, TP HCM. 2. Cá lóc cuốn bánh tráng Đây là món ăn được ưa thích ở miền Nam, những con cá lóc đồng được bắt về làm sạch, bỏ lên chảo dầu chiên vàng ươm, ăn kèm với bánh tráng và rau sống. Bánh tráng để ăn món này thường là các loại bánh tráng mỏng, to hơn bàn tay người lớn một chút. Khi ăn, bạn nhúng miếng bánh tráng qua nước, cho lên một ít rau như: xà lách, húng thơm, húng quế, dưa leo, bún tươi và một miếng thịt cá, cuốn tròn lại chấm với nước chắm và thưởng thức. Món ăn dân dã và thơm hương đồng ruộng đem lại cho bạn cảm giác ngon miệng không thể nào quên. Địa chỉ: 28 Lê Bình, phường 4, Tân Bình, TP HCM. 3. Các món cuốn Có nhiều món ăn được chế biến chung với bánh tráng như: gỏi cuốn, bò bía, chả giò miền Trung... các món ăn này có một đặc điểm chung là được chế biến với một lớp bánh tráng cuốn tròn bao bọc bên ngoài. Gỏi cuốn và bò bía là hai món ăn quen thuộc của tuổi học trò, những chiếc bánh tráng mỏng được dùng làm vỏ bên ngoài, phần nhân bên trong gồm có các loại rau sống, bún tươi, tôm, thịt hoặc trứng rán tráng mỏng... thường được ăn kèm với tương hoặc nước chấm chua ngọt. Chả giò hay nem rán cũng có hình thức tương tự nhưng được chế biến theo cách khác, cũng lớp vỏ bánh tráng bên ngoai, bên trong là nhân thịt bằm nhuyễn, nấm mèo, miến, cà rốt, củ cải thái sợi... được cuốn tròn lại và đem chiên giòn, có thể ăn kèm với bún hoặc cuốn chung với các loại rau sống khác. Địa chỉ: Đường An Dương Dương khu vực Đại học Sư phạm hay đường Đinh Tiên Hoàng (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM), Đại học Kinh tế trên đường Nguyễn Đình Chiểu… 4. Bánh tráng mạch nha Bánh tráng mạch nha là một món ăn chơi của người dân xứ Quảng, món ăn giản dị với bánh tráng nếp, đường mạch nha và dừa nạo nhưng lại có sức hấp dẫn rất đặc biệt. Chiếc bánh tráng nướng vàng được quết lên trên bề mặt những sợi mạch nha vàng óng như tơ, sau đó là một lớp dừa nạo, gấp đôi lại và trao cho khách mua. Bánh tráng mạch nha không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà đã trở thành đặc sản của một vùng miền. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng mang trong mình hình ảnh của một quê hương, là món quà quê đặc biệt có ý nghĩa đối với những người con xa xứ. Còn gì thú vị hơn khi được nhâm nhi chiếc bánh tráng thơm mùi mạch nha, vừa nhắm mắt mường tượng ra những hình ảnh quen thuộc của quê nhà, chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm vơi đi nỗi nhớ nhà. 5. Bánh tráng nướng trứng cút Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo. Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt. Vì bánh tráng nướng là loại bánh mỏng, nên khi nướng cần phải xoay tròn chiếc bánh đều tay để bánh được chín đều và không bị cháy. Người bán thường cho vào một ít tương ớt để chiếc bánh được thơm ngon hơn. Trong những buổi tối trời hơi se lạnh, vừa đi dạo phố cùng bạn bè, vừa nhâm nhi chiếc bánh tráng nướng thơm mùi hành phi, vị cay nồng của ớt thì còn gì tuyệt hơn. Địa chỉ: Chợ Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận). Hàng bán từ 14h đến khoảng 20h. 6. Bò lá lốt Nguyên liệu cho món ăn này gồm thịt bò, thịt lợn được băm nhuyễn, cuốn trong lá lốt và nướng trên bếp than hồng. Những cuốn bò lá lốt được nướng chín tới tỏa mùi thơm của thịt bò hòa lẫn trong hương thơm của lá lốt nước tạo thành một hương thơm không thể hấp dẫn hơn. Bò lá lốt được ăn kèm với bún, bánh tráng, các loại rau xà lách, diếp cá, húng quế.. thêm một ít chuối chát, dưa leo, khế thái lát mỏng và dĩ nhiên không thể thiếu chén mắm nêm. Lấy một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên lát xà lách, một ít bún tươi, vài cọng rau các loại, thêm một lát chuối chát, dưa leo, sau cùng là một cuốn bò lá lốt, cuốn tròn lại chấm vào mắm nêm và thưởng thức. Địa chỉ: Đi qua góc đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1, TP HCM) khoảng hơn 50m.
Các loại ốc có tên lạ lùng ở Sài Gòn Bạch ngọc, gai xương rồng, ốc súng... là những loại ốc ngon mà có lẽ bạn sẽ tròn xoe mắt ngạc nhiên khi nghe đến tên gọi của chúng. Nghêu, sò, ốc, hến là những món ăn dân dã, quen thuộc được nhiều người ưa thích. Nhắc đến các loại ốc như ốc len, ốc hương, ốc móng tay, sò huyết... không ai lại không biết. Tuy nhiên, còn rất nhiều loại ốc có tên lạ như ốc bạch ngọc, ốc súng, ốc gai xương rồng... 1. Ốc bạch ngọc Ốc bạch ngọc sống ở biển, có nhiều nhất ở khu vực miền Trung, sở dĩ có tên gọi như vậy vì phần vỏ cũng như phần thịt ốc đều có một màu trắng như sữa. Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bạch ngọc cháy tỏi ớt, bạch ngọc xào rau muống, bạch ngọc xào me... Không giống như các loại ốc khác, phần thịt đầu của bạch ngọc không được đánh giá cao như phần đuôi của nó. Nhiều người theo thói quen chỉ ăn thịt ở phần đầu, tuy nhiên ốc càng lớn thì phần này vừa cứng vừa dai nên không ngon. Trong khi đó phần đuôi của bạch ngọc mềm, ăn vào có vị bùi như lòng đỏ trứng vịt muối nên được người sành ốc ưa thích. 2. Gai xương rồng nướng muối ớt Đây là loại ốc cực hiếm, tập trung chủ yếu ở vùng biển Phú Quốc. Ốc có vỏ cứng và nhiều gai nhỏ tủa ra xung quanh nên được gọi tên là ốc gai hay gai xương rồng. Ốc gai thường được chế biến đơn giản bằng cách nướng. Món ốc gai nướng có mùi vị thơm ngon độc đáo, đủ kích thích vị giác. Thịt ốc có màu trắng đục, no tròn, cho vào miệng nhai từ từ sẽ cảm thấy vừa béo, vừa dai dai, giòn giòn, hương vị đậm đà khác hẳn với mùi vị của ốc mỡ, vọp hoặc nghêu, sò. Nước chấm ốc gai rất đa dạng, đơn giản nhất là chấm muối tiêu chanh. Người thích cầu kỳ thì có thể dùng nước chấm sốt chanh ớt xanh hoặc nước mắm sả ớt vừa cay cay, nồng nàn, vừa lạ miệng. 3. Ốc hương biển Khác với loại ốc hương mà chúng ta thường hay ăn, ốc hương biển màu vằn đen và có hình dáng gần giống ốc len. Tên gọi ốc hương xuất phát từ mùi thơm tự nhiên tỏa ra từ thịt ốc ngay khi còn tươi sống. Người ta có thể chế biến ốc bằng cách nướng hoặc là xào chung với bơ tỏi. Thịt ốc ngon, có vị ngọt tự nhiên, và được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. 4. Ốc súng Không biết vì sao loại ốc này lại được đặt tên như vậy, có lẽ vì hình dáng bên ngoài của nó. Món ốc súng được chế biến rất công phu, đầu tiên, người ta lấy phần thịt ốc ra rửa sạch, thái nhỏ, xào sơ với bơ, tỏi, ớt... Sau đó, cho ốc vào lại trong vỏ và nướng trên bếp than hồng để gia vị thấm sâu vào trong từng lát thịt ốc. Ốc được ăn kèm với muối tiêu chanh đường rất đậm đà và thơm ngon. 5. Sò láng Có hình dáng to hơn con nghêu với lớp vỏ nhiều hoa văn sậm màu nhìn rất đẹp mắt. Tên gọi sò láng bắt nguồn từ lớp chiếc vỏ trơn láng của nó. Sò láng được chế biến đơn giản nhất là nướng mỡ hành. Thịt ốc trắng mềm, thơm ngon, có vị ngọt và hơi dai. Khi thưởng thức món này không thể thiếu những chén nước chấm thơm ngon với nhiều loại phong phú như nước chấm chua ngọt, nước chấm tiêu cay, nước chấm muối tiêu chanh đường. Muốn thưởng thức những món ốc lạ và ngon này, bạn có thể ghé quán ốc Xinh (quận 4, TP HCM) để thưởng thức. Đường đến quán hơi khó tìm, bạn đi theo đường Khánh Hội, đến số 141 rẽ tay phải đi đến hẻm 12B có tấm bảng để "Chung cư văn hóa phường 3", cuối hẻm là quán ốc Xinh. Những món ăn ở quán có giá từ khoảng 50.000 đồng một đĩa. Quán mở cửa từ 15h hàng ngày đến khuya.
Chè chuối, chuối nếp nướng, chuối chiên... là những món ăn ngon mà bạn không thể nào Từ lâu, chuối là một loại trái cây quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam, ngoài việc thưởng thức những quả chuối chín, những người phụ nữ Việt Nam với sự khéo léo của mình đã chế biến chuối thành những món ăn ngon như chè chuối, chuối nếp nướng, chuối chiên... Những món ăn chế biến từ chuối luôn giản dị, bình dân nhưng được nhiều người ưa thích vì nó gắn liền với những kỉ niệm của tuổi thơ. 1. Chè chuối Chè chuối nước cốt dừa không quá cầu kỳ, chỉ là những lát chuối mỏng thơm nức, chua chua, ngọt ngọt, bùi ngậy hòa lẫn với vị béo của nước cốt dừa sóng sánh cộng thêm vào đó là độ dẻo quánh của những viên trân châu, có nhân dừa sần sật bên trong. Từng miếng chuối với vị dẻo ngọt đặc trưng thấm đẫm vị thơm, cái béo của nước cốt dừa hòa quyện cùng những hạt bột báng nhỏ li ti trơn tuột như tan trong miệng tạo nên vị ngon đặc trưng của món chè chuối làm món ăn thêm hấp dẫn. Địa chỉ: Nằm bên hông chợ Vườn Chuối (Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM), từ cổng chính đi vào khoảng 50m. Mỗi bát chè chuối ở đây có giá 10.000 đồng. 2. Chuối chiên Với mỗi người, bánh chuối chiên đã gắn liền với những hình ảnh tuổi thơ không thể nào quên. Nhất là trong những ngày trời mưa, không khí hơi se lạnh được thưởng thức cái bánh chuối chiên thơm giòn, nóng hổi thì còn gì bằng. Khi làm chuối chiên, người bán lựa chuối vừa chín tới, bổ đôi quả chuối theo chiều dọc. Bắt chảo dầu lên bếp, đợi đến lúc dầu sôi ùng ục, người bán nhúng từng miếng chuối vào hỗn hợp bột được trộn đều từ bột gạo, bột mỳ, bột năng, đường, muối… rồi cho vào chảo dầu. Khi hỗn hợp bột bọc bên ngoài miếng chuối chuyển sang màu vàng thì nhanh tay vớt lên để vào vỉ cho ráo dầu. Ở Sài Gòn, chuối chiên được bán nhiều ở các con đường như Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Ngọc Thạch (quận 3), Trần Khánh Dư , Hoàng Minh Giám (quận Phú Nhuận), Nguyễn Tri Phương (quận 10)… với mức giá khoảng 5.000 đồng. 3. Chuối nếp nướng Nhiều người yêu thích món chuối nếp nướng vì vị ngọt thanh của chuối chín xen lẫn bùi béo của gạo nếp và nước cốt dừa. Cách làm chè chuối nướng nếp khá đơn giản: chuối được cuốn với cơm nếp, bọc lá chuối bên ngoài và bắc lên vỉ than nướng; sau đó cắt thành từng khoảnh ra đĩa, chan thêm nước cốt dừa và bột lọc. Món này nên dùng lúc còn nóng, chan một lớp với nước dừa nấu với bột báng và đậu phộng giã nhỏ. Đĩa chuối nướng thơm phức có vị ngọt của chuối, vị béo pha chút mằn mặn của nước dừa, bùi bùi của đậu phộng rang hòa quyện trong hương thơm đặc trưng của lá chuối. Chuối nếp nướng thường được bán trên vỉa hè, bạn có thể bắt gặp trên các con đường Võ văn Tần ( bạn đi Cao Thắng quẹo vào Võ Văn Tần, cái hẻm thứ 2 bên tay trái, đầu hẻm là thấy ngay, bán vào buổi chiều nha bạn), Nguyễn Văn Thủ (quận 1), đường Tô Hiến Thành (quận 10), Lê Văn Sỹ (quận 3), Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức), Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh)... 4. Chuối lát nướng Chuối lát nường thường được bày bán ở các gánh quà rong nho nhỏ nơi góc phố, trước cổng trường, vỉa hè... Chuối được người bán nướng sẵn rồi để trong túi ni lông như bánh tráng, bánh kẹp, bông lan. Được làm từ chuối sim, chọn những quả vừa chín tới để bánh chuối được dẻo và dính. Những người thợ làm bánh xắt chuối thành những lát vừa đủ mỏng để khi nướng chín, bánh có độ giòn, không bị rách khi kết thành những miếng lớn. Vì được làm từ chuối chín nên chuối lát nướng không cần thêm bất cứ một loại gia vị nào hết. Gọi là nướng nhưng chỉ cần lật qua, trở lại vài lần trên bếp than nóng là có thể dùng được. Do miếng chuối khá mỏng, nên phải trở đều và nhanh tay để bánh lên màu vàng ngả nâu tự nhiên trông rất quyến rũ. Chuối lát vừa mới được nướng xong nên còn nóng hôi hổi và dậy mùi thơm. Miếng chuối lát nướng vừa dẻo vừa giòn, cắn vào một miếng nghe vị ngọt thanh tan dần nơi đầu lưỡi. Ở Sài Gòn, đi dọc theo các con phố Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Đỉnh Chi (quận 1), Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Nguyễn Đình Chiểu (quận 3)…bạn sẽ thấy rất nhiều gánh hàng rong bán bánh chuối nướng trên vỉa hè. Ngoài những món kể trên, còn nhiều món ăn được chế biến từ chuối như chuối sấy, chuối ngào đường, chuối hấp, chuối xào gừng... cũng rất ngon và được nhiều người ưa thích.
No căng bụng với quán ốc 10k Tha hồ 'chén' đủ thể loại ốc với giá cực mềm nha các ấy! Người Xì Gòn nói chung và các teen mình nói riêng đều mê mẩn với các món ốc. Những quán ốc mọc lên như nấm khắp các tuyến đường, trở thành thú vui mỗi buổi chiều tối của người thành phố. Mỗi quán có một đặc sản "hút" khách riêng, quán ốc mà tớ muốn giới thiệu cho các bạn có một "đặc sản" hơi bị được: mỗi đĩa ốc chỉ có 10K thôi nhé! Qua cầu Nguyễn Tri Phương, teen quẹo phải ở ngay con hẻm đầu tiên và tìm địa chỉ 951 Ba Đình, quận 8, TP HCM để thưởng thức quán ốc ấy nào! Quán mở cừa từ 2h30 chiều và đóng cửa lúc 19h tối hàng ngày. Teen mình có thể gọi tối đa 13 món đặc sản ở đây với đủ nghêu, sò, ốc, chem chép và cả hột vịt lộn xào me nữa. Món ốc tỏi nướng mỡ hành thơm ngon bảo đảm sẽ làm bạn tê lưỡi nghen. Ngon quá đi mất! Đa số các món trong quán là món nướng, một món được yêu thích không kém chính là sò điệp nướng mỡ hành. Giá của các dĩa ốc ở đây rẻ choáng váng so với ở những quán ốc khác một phần là do quán không nằm trong trung tâm thành phố và phần còn lại là do ốc trong dĩa tương đối chứ không nhiều. Bù lại, thay vì ăn 1 dĩa ở các quán khác, ở đây bạn sẽ ăn được 3 dĩa với ba loại khác nhau. Cũng thú vị chứ nhỉ! Một đĩa chem chép xào rau muống cũng chỉ có 10 ngàn thôi. Chem chép là một loại hến ở biển với nhiều chất dinh dưỡng, xào với rau muống thì... chẹp chẹp hơi bị tuyệt đó ạ! Dĩa hột vịt lộn xào me chất lượng. Nước sốt me chua ngọt, đặc sánh đảm bảo bạn sẽ muốn tận hưởng cho bằng hết giọt cuối cùng đấy nhé! Quán luôn trong tình trạng rất đông và chỉ dãn đi khi đến giờ sắp đóng cửa. Cả một bàn ăn với đầy đủ các món tuyệt hảo thế này mà chỉ có 50k thôi đó, yummy chưa nè!
ăn ở đây có cần mua thuốc sẵn k ta? 10k sao rẻ vậy trời, nghe cũng hấp dẫn đó :efb50fe2:Anh em nào thử nghiệm rồi cho chút idea nhé :sillyp1:
Em đang là SV chắc thế nào cũng có những địa điểm ăn quen thuộc độc đáo của Sv phải k? vậy chia sẻ 1 it cho mọi người đi :one:
Buổi trưa, ăn bún riêu ốc trong hẻm Trần Kế Xương Ra đời khoảng bốn năm nay, quán bún riêu ốc ở đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc của giới văn phòng ở gần đó vào mỗi buổi trưa. Nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Kế Xương (quận Phú Nhuận, TP HCM) ít người qua lại, thế nhưng nếu đi ngang qua đây vào giờ ăn trưa, bạn sẽ thấy quán luôn đông khách. Quán bình dân đến mức không có bảng hiệu, thực khách đến đây ăn đã lấy tên món ăn để đặt cho tên quán. Bún riêu ốc là món ăn chính ở đây, ngoài ra, quán còn có món canh bún cũng rất ngon và được nhiều người ưa thích. Cũng như các quán bún riêu khác ở Sài Gòn, bát bún riêu ở đây có đủ các thành phần quen thuộc như: riêu cua, tiết lợn, đậu phụ, ốc... và dĩ nhiên là không thiếu dĩa rau sống tươi ngon ăn kèm. Nước dùng ở đây được nấu từ xương heo và nước luộc ốc, thêm một tí giấm bỗng và mắm tôm làm cho món ăn thêm đậm đà và thi vị. Ngoài việc món ăn ngon, đậm đà, vừa miệng, mức giá rẻ thì chỗ ngồi của quán cũng là một điểm thu hút khách. Không bị giới hạn bởi không gian chật hẹp, cũng không phải chen chúc nhau trên vỉa hè như các quán lề đường khác, không gian của quán luôn thoáng mát, chủ quán đã tận dụng khoảng sân nhiều cây xanh của mình để kê bàn cho thực khách ngồi. Sẽ không còn gì thú vị hơn khi ngồi thưởng thức món ăn ngon dưới những tán cây tỏa bóng râm mát. Quán đơn giản với một tủ kiếng nhỏ bày các nguyên liệu, không gian của quán chính là khoảng sân đầy bóng cây xanh trước nhà.Nếu muốn thưởng thức món bún riêu ốc ngon ở đây, bạn có thể ghé đến địa chì 185/5 Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận, TP HCM. Quán bán từ 10h30 đến khoảng 15h. Mỗi bát bún ở đây có giá 14.000 đồng. Bát bún đầy đủ các thành phần thơm ngon của bún riêu như: riêu cua, tiết lợn, đậu phụ, ốc.