Hướng dẫn root ASUS Zenpad 10 Z300 series

Thảo luận trong 'ASUS ZenPad' bắt đầu bởi Sal358, 1/5/16.

  1. Sal358

    Sal358 Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    338
    Loanh quanh trên mạng thấy có vẻ như chưa hề có bài viết vào hướng dẫn root chiếc máy tính bảng Zenpad 10 Z300 series củaASUS bằng tiếng Việt hay ngay cả tiếng Anh. Trong khi đó thì trên diễn đàn 4pda, đã có người đã tìm ra cách root thiết bị này rồi tuy nhiên đây lại là một diễn đàn hoàn toàn sử dụng tiếng Nga cho nên rất khó cho bạn nào đang tìm kiếm và dù có tìm ra đi nữa cũng khó mà thực hiện theo được. Vì vậy bài viết này mình sẽ chia sẽ trình tự các bước cần thiết để thực hiện root dựa theo thực tế đã thực hiện thành công trên chiếc Zenpad 10 của mình.

    Phương pháp root máy Zenpad 10 Z300CG/Z300C:
    phần này dành các bạn đang tò mò rằng bài viết này sử dụng phương thức root máy nào? Để root thành công tác giả đã phải build lại kernel cho máy từ source code do ASUS công bố thêm vào các đoạn mã nhằm copy trái phép các đoạn mã cấp quyền root vào thiết bị, tất nhiên để thực hiện việc này chúng ta cần mở cho các xâm nhập trái phép này một lỗi đi nhỏ, đó là unlock bootloader. Cũng may là thiết bị này cực kì dễ unlock như khá nhiều các thiết bị cũng chạy chip Intel khác của hãng.

    [​IMG]

    Bước 1: Cài đặt đầy đủ driver

    -Bạn tải driver intel và driver + tool ADB tại đây:
    Driver Intel Android: https://software.intel.com/en-us/android/articles/intel-usb-driver-for-android-devices
    ADB-installer: https://drive.google.com/file/d/0B8EePH3BugfFTWY1SDU2akxmNjg/view?usp=sharing

    -Cài đặt cả 2 file, đặc biệt với ADB-installer trong quá trình cài đặt, bạn sẽ thấy một cửa sổ màu xanh, thì nhập vào cửa sổ đó phím “y” và Enter. Làm như vậy 3 lần để xác nhận cài đặt đầy đủ thành phần.

    -Trên điện thoại bạn truy cập vào Settings- About phone-Software Information và nhấn 7 lần vào mục Build Number để kích hoạt chế độ development options.

    -Thoát ra menu chính của settings- Chọn vào mục development options và bật USB debugging.

    -Lúc này hãy kết nối chiếc Zenpad 10 của bạn vào máy tính qua cable USB, nếu thấy liền yêu cầu xác nhận truy cập thì cấp quyền cho máy tính, nếu không thấy thông báo thì bỏ qua.

    -Mở tool ADB: có 2 cách:
    +Trên bàn phím nhấn nút Windows+R, nhập vào cmd và nhấn Enter. Sau đó nhập vào cửa sổ cmd: cd C:\adb nhấn Enter.
    +Hoặc truy cập vào đường dẫn C:/adb giữ phím shift trên bàn phím và nhấn chuột phải vào vùng trắng trên cửa sổ thư mục đó nhấn chọn “Open command window here”

    -Khi đã mở được tool ADB, bạn tiếp tục thực hiện lệnh:
    https://drive.google.com/file/d/0B8EePH3BugfFLUh6a3JEZkFoSFk/view?usp=sharing
    Z300CG: https://drive.google.com/file/d/0B8EePH3BugfFTUp4bVlTai1vanc/view?usp=sharing

    -Copy vào đường dẫn C:/adb

    -Tiếp tục thực hiện lệnh sau trong adb tool để nạp tạm kernel pre-root:

    Đối với Z300C
    fastboot boot root-v2-z300c.img
    Đối với Z300CG
    fastboot boot root-v2-z300cg.img
    -Quá trình nạp kernel khá nhanh nhưng ngay sau đó hệ thống sẽ khởi động lại 2 lần liên tiếp thì bạn cần chờ thêm một chút.

    [​IMG]

    -Khi chiếc Zenpad 10 đã khởi động lên hoàn toàn bạn có thể tải công cụ root checker về kiểm tra việc root có thành công hay chưa nhé

    Bước 4: Sử dụng một ứng dụng quản lý root bất kỳ

    Sau khi nạp tạm kernel pre-root ở bước 3, tập lệnh su để cấp quyền root đã tồn tại trong máy bạn để sẵn sang sử dụng tuy nhiên bạn cần có một ứng dụng cho việc quản lý cấp quyền root. Cái này không được them sẵn vào file kernel pre-root như trên một số máy khác, chính là lý do mà tại sao một số người sau khi thực hiện bước 3 khởi động lại máy và thử tìm ứng dụng Supersu nhưng không thấy.

    -Bạn có thể lựa chọn ứng dụng quản lý root, bản pro càng tốt. Nhưng phổ thông nhất thì cứ supersu, khá dễ tìm thấy và cài đặt trong Google Play.

    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này