Khốn đốn để chọn được thực phẩm đạt chuẩn "an toàn vệ sinh thực phẩm"

Thảo luận trong 'Tán dóc' bắt đầu bởi hana2006, 11/10/11.

  1. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Táo 'siêu độc siêu đẹp' ở Trung Quốc

    Để có những trái táo láng mịn và tươi ngon, người nông dân Trung Quốc đã sử dụng những chiếc túi chứa thuốc trừ sâu độc hại để bọc. [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Một báo cáo gần đây cho thấy loại táo Fuji trồng ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, được cho là rất độc hại tới sức khỏe của người sử dụng sau khi nhóm nghiên cứu phát hiện ra những trái táo này được bọc trong các túi chứa thuốc trừ sâu cho đến khi chín mọng. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Dù các nhà sản xuất và nhà phân phối túi bọc táo luôn giữ kín về bí mật này, những nông dân trong vùng và nhân viên của Liên đoàn Hợp tác xã nông nghiệp Yên Đài thừa nhận "tất cả mọi người biết rằng chất bột đang được dùng để bọc những quả táo kia là thiram và melarsoprol - những hợp chất hiện bị cấm sử dụng ở Trung Quốc ."[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]China Buzz dẫn lời một nông dân cho biết những trái táo sẽ được bọc trong túi hơn năm tháng cho đến khi chín và nhập vào thị trường. Khi tiến hành bọc táo, họ phải đeo mặt nạ và găng tay, vì hợp chất thiram và melarsoprol đều rất nguy hiểm và độc hại.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Loại túi này hiện được sử dụng rộng rãi tại hai thành phố Qixia và Zhaoyuan ở tỉnh Sơn Đông - nơi nổi tiếng với những trái táo tươi ngon và đẹp mắt. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Một nông dân đang tiến hành bọc túi cho những trái táo ở Yên Đài.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Loại túi này được sản xuất ở các xưởng nhỏ lẻ và bí mật, chỉ được dán nhãn "túi chỉ dành để bọc táo" mà không đề cập gì đến thành phần thuốc trừ sâu độc hại bên trong. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Mỗi chiếc máy sẽ được vận hành bởi 3 công nhân và có thể sản xuất được 150 ngàn chiếc túi một ngày. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Mỗi chiếc túi như vậy có giá bán là 5 xu. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: showborder, width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD]
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Thành phần làm túi có nước và thuốc trừ sâu. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
  2. shopdocla82

    shopdocla82 New Member

    Bài viết:
    16
    Ui tuyệt quá!!!!!!!!!!
     
  3. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    mình rất ghét ăn apple
     
  4. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Hãi hùng cà phê “đểu”


    Đậu nành rang trộn với hàng loạt hóa chất, hương liệu sẽ biến thành “cà phê” chính hiệu. Công thức chế biến này đang được một cơ sở quy mô lớn tại Q.Tân Phú (TP.HCM) ngày đêm sản xuất cung cấp cho thị trường…

    Đậu nành + hóa chất
    Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất.

    Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất. Cái lạ ở đây là mặc dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan tỏa khắp khu vực… “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” - một công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè. Chúng tôi cứ ngỡ câu nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày, cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê “đểu” cung cấp cho thị trường.

    [​IMG]
    Quy trình sản xuất mất vệ sinh​

    Một công nhân cho biết, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250 kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).

    Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi; rồi dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi…

    Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.
    Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành “cà phê”. Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần; hoàn toàn không bao tay, khẩu trang… Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kỹ, đóng nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi tưởng tượng đang cầm ly cà phê uống.

    Không thể phân biệt thật giả
    Khi chúng tôi vào gặp ông chủ cơ sở tên Thông đặt mua nửa kg đậu nành “cà phê”, nói là để về uống thử, nếu được sẽ lấy số lượng lớn; ông Thông mở nắp thùng nhựa màu xanh lớn trước cơ sở, xúc nửa kg cà phê đậu nành cho chúng tôi xem trước khi bỏ vào máy xay. Chỉ trong vài phút, nửa kg cà phê đậu nành nhanh chóng được xay mịn, biến thành nửa kg cà phê bột. Cầm nửa kg cà phê giả trên tay, tôi thầm nghĩ nếu “thượng đế” nào không tận mắt chứng kiến cảnh này thì đố ai biết đây là “cà phê” đậu nành.

    Lạnh người!
    Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16.7. Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là đậu nành, bắp để làm ra “cà phê” chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn ngang ra sàn nhà đen kịt. Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp như: bột màu, đường hóa học, bơ, rượu… cũng để bừa bãi.

    Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất; đậu nành, bắp sau khi tẩm ướp hóa chất, sấy... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân dùng bàn cào đảo qua lại. Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn. Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên “từ nay hết dám uống cà phê bên ngoài; phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!”.

    Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: cơ sở rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay; khách đặt sao làm vậy. Phần lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp. Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở rang, chế biến khoảng 1,5 tấn “cà phê”. Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ liên quan đến những khách đặt chế biến “cà phê”, thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM). Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến “cà phê” cho các khách hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe…

    Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động; niêm phong, thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, “cà phê” thành phẩm… để kiểm nghiệm làm rõ.

    [​IMG]
    Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào nậu nành rang​

    [​IMG]
    Đậu nành sau khi trộn các loại hóa chất, hương liệu và rang xong​

    [​IMG]
    Nơi pha trộn các hóa chất, phẩm màu để tẩm vào đậu nành chế biến thành “cà phê”​

    [​IMG]
    Nguyên liệu đậu nành, bắp, các hóa chất để ngổn ngang​
     
  5. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Hãi hùng cà phê "đểu" - Kỳ 2: Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê

    Trong vai học nghề, PV Thanh Niên được một người có thâm niên 10 năm chế biến cà phê bột truyền cách chế biến cà phê "đểu"...

    Người đó là T., ở xã Thới Tam Thôn (H.Hóc Môn, TP.HCM). T. nói mình từng là học trò của ông chủ cà phê T.Q có tiếng ở Q.12 nhiều năm. Sau khi có kinh nghiệm, T. ra riêng, tự chế biến cà phê đi bỏ mối.
    Để hiểu công nghệ biến đậu nành thành “cà phê đặc biệt”, đầu tháng 7.2012, tôi theo chân T. đi mua hóa chất ở chợ Kim Biên. Đến đây, ghé 4 cửa hàng, T. mua được 15 loại hóa chất là các hương liệu mùi cà phê, chất tạo bọt cho xà bông, bột màu công nghiệp và chất làm sánh (tạo đậm đặc) cà phê CMC...

    Nửa ngày và 1 tấn “cà phê đặc biệt”

    Sáng hôm sau, tôi cùng T. vận chuyển các loại hóa chất cùng 1 tấn đậu nành tới lò rang gia công cách nhà T. 2 cây số. Công nhân của lò chia số đậu nành của T. ra làm 5 mẻ (mỗi mẻ 200 kg) rồi lần lượt đổ vào lò rang (giống kiểu máy trộn bê tông). Sau 45 phút, ước chừng đậu nành đến độ, công nhân cúp cầu dao để xả đậu nành xuống nền đất, chuyển sang công đoạn tẩm 30 kg màu caramel và 5 lít rượu trắng, lập tức những hạt đậu nành chuyển sang màu cà phê đóng thành từng bánh; công nhân phải dùng cào, cào mỏng ra nền đất cho nguội. Tiếp đến là công đoạn “tẩm” hóa chất. “Công đoạn này quan trọng nhất, vì nó sẽ biến hạt đậu nành thành cà phê” - T. bật mí.
    T. thuần thục lấy từng loại hóa chất: 2 lạng đường hóa học; 5 kg bơ; 2 lạng tinh cà phê Đông Đức; 1 lạng tinh cà phê Pháp; 2 lạng tinh sữa bột; 1 lạng vanilla; 3 lạng béo dừa; 2 lạng tinh hôi (T. giải thích tinh này để nguyên chất sẽ rất hôi, nhưng pha loãng ra lại cực kỳ thơm); 1 lạng bột béo; 2 lạng sô cô la; 2 lạng ca cao đắng; 1 lạng tinh sữa đục; nửa lạng chất tạo bọt, 2 lạng CMC; 1 lạng bột màu công nghiệp... muối ăn và nước mắm. Tất cả những thứ này T. cho hết vào một chiếc chậu lớn, dùng máy quậy đều. Khi chậu hóa chất hỗn hợp được pha xong thì đậu nành cũng được công nhân đổ vào máy đánh tơi.

    Khoảng 30 phút sau, T. tắt máy để công nhân xả đậu nành ra từng bao 50 kg. Cứ như vậy, sau nửa ngày làm việc vất vả, tôi chứng kiến 1 tấn đậu nành được T. biến thành 1 tấn “cà phê đặc biệt”.
    “Ít ai đặt cà phê thật 100%”

    T. cho biết, muốn tạo mùi cà phê hương chồn, chỉ việc lên chợ Kim Biên mua tinh hương chồn về trộn cùng với bơ, màu caramel, bột béo, muối và mắm ăn, đường hóa học... để “tẩm” vào đậu nành là thành cà phê “hương chồn đặc biệt”. Hoặc nếu khách hàng thích và đặt hàng cà phê Moca thì mua tinh Moca về “tẩm”…

    Cũng theo T., cà phê có hàng trăm mùi vị khác nhau, vì vậy để tạo phong cách riêng của mỗi thương hiệu, các ông chủ chỉ việc mua các loại hóa chất về để “tẩm” vào đậu nành. Đặc biệt, trong quá trình thực tế, chúng tôi ghi nhận trong 15 loại hóa chất có 3 loại hóa chất gây nguy hiểm cho người sử dụng là hóa chất tạo bọt, hóa chất làm sánh cà phê (tức CMC chuyên dùng làm hồ vải) và bột màu công nghiệp. Tỷ lệ pha là 2 lạng CMC và nửa lạng chất tạo bọt và 1 lạng màu cho 200 kg đậu nành.

    “Vậy nếu là cà phê thật thì có cần hóa chất?” - tôi hỏi. T. nói: “Nếu cà phê hạt thì cần gì hóa chất, chỉ cần trộn 4 kg đường trắng (trộn trong lúc hạt cà phê rang nóng 200 độ) và 5 lạng muối, 1 lít nước mắm là xong. Nhưng nếu rang cà phê thật thì phải bán với giá trên 200.000 đồng/kg. Vì vậy, ít ai đặt cà phê thật 100%, người ta hay pha trộn theo tỷ lệ 8 đậu 2 cà, hoặc 7 đậu 3 cà (7 đậu nành + 3 cà phê) hoặc tùy theo chủ quán đặt hàng để bán với giá từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg. Nhưng cũng có khi tôi giao giá 120.000 đồng/kg mà chẳng có hạt cà phê nào”.

    Ngày hôm sau, tôi chứng kiến T. xay đậu nành để đóng gói vào 2 loại bịch 1 kg và 1/2 kg, bên ngoài có ghi: "98% cà phê hạt Buôn Mê đặc biệt"... sau đó mang đi bỏ mối cho các quán là bạn hàng chuyên nghiệp, với giá từ 60.000 đến 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, T. còn đóng thêm 10 bao (mỗi bao 10 kg) để công nhân chở ra Bến xe An Sương gửi xe đò lên Bảo Lộc.
    "Ông thấy không, mỗi ngày tôi giao cho khách ruột ở TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu và một hãng cà phê nổi tiếng ở Bảo Lộc 1 tấn đậu nành cà phê. Chứng tỏ công nghệ sản xuất cà phê bột của tôi cũng không thua kém những thương hiệu cà phê nổi tiếng chứ", T. nói vẻ tự hào.

    [​IMG]
    Đi mua hóa chất​
    [​IMG]
    Đổ hóa chất ra chậu để “tẩm” vào đậu nành​
    [​IMG]
    Đậu nành vừa mới đổ và trộn màu caramel​
    [​IMG]
    Trộn xong màu, đậu nành được đổ ra nền đất - Ảnh: Hoài Nam​

    Khám xét “lò” cà phê dỏm Xuân Hoành

    Ngày 17.7, Công an Q.12 phát hiện và tạm giữ xe ô tô biển số 50D-001.42 đang vận chuyển 450 kg đậu nành và 50 kg bắp đã tẩm hóa chất thành cà phê. Lái xe khai số hàng trên là của cơ sở cà phê Xuân Hoành (P.Trung Mỹ Tây, Q.12) vận chuyển ra bến xe gửi xe đò, để giao cho Công ty Hoàng Phong ở TP.Quảng Ngãi. Lập tức, tổ công tác làm thủ tục khám xét cơ sở Xuân Hoành. Tại đây, tổ công tác lập biên bản 8,5 tấn đậu nành chưa rang; 1 tấn đậu nành đã rang xong và được tẩm hóa chất; 950 kg bắp chưa rang; 900 kg vỏ cà phê dùng làm thức ăn chăn nuôi; 150 kg cà phê loại 1 (trọng lượng 1 kg/bịch); 410 kg cà phê loại 2 đều thành phẩm đã được đóng gói mang nhãn hiệu cà phê Xuân Hoành, chuẩn bị đi bỏ mối cho các quán; 12 hóa chất các loại dùng để chế biến cà phê.
    Ngoài ra, tổ công tác lập biên bản ghi nhận tại cơ sở chế biến cà phê Xuân Hoành có 2 máy rang đậu nành công suất 120 kg/mẻ, 2 máy xay và 2 máy đóng gói thành phẩm... Vụ việc đang được Công an Q.12 làm rõ.

    [​IMG]
    Những thùng hóa chất ngổn ngang tại cơ sở Xuân Hoành​

    Sử dụng đường độc hại

    Khi Báo Thanh Niên phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, thì phát hiện tại đây sử dụng rất nhiều loại phụ gia, phẩm màu, hóa chất, đường cấm, và cả đường không rõ nguồn gốc. Cụ thể có đường Sodium Cyclamate loại bao 1 kg (bao bì có chữ Trung Quốc), đây là loại đường Bộ Y tế nghiêm cấm cho vào thực phẩm bởi nó gây hại cho sức khỏe; và một loại đường hóa học khác rất lạ, chỉ toàn tiếng Trung Quốc (loại bao 0,5 kg), ngay cả thành viên đoàn thanh tra cũng không thể biết đường gì; 7,5 kg chất bột trắng (không có nhãn mác); nhiều can nhựa đựng dung dịch, phụ gia không có nhãn mác; chất CMC để tạo đặc sánh cho cà phê...

    Không chỉ gia công “cà phê” theo đơn đặt hàng của khách, cơ sở ông Thông còn sản xuất “cà phê” thương hiệu “cà phê” Sọi.

    [​IMG]
    Nhãn hiệu “cà phê” Sọi của cơ sở Thông Phát - Ảnh: Thanh Tùng​
     
  6. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Xúc xích bốc mùi hôi


    Ngày 16.8, ông Nguyễn Minh Trung, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu cho biết, ông vừa mua một bịch xúc xích ở một tiệm bán tạp hóa thuộc P.3 (TP.Bạc Liêu) về cho con gái ăn. Khi cháu cắt ra thì thấy cây xúc xích chảy nước và bốc mùi hôi khó chịu.

    [​IMG]
    2 trong 4 cây xúc xích bốc mùi hôi ông Trung còn giữ lại​
    Thấy lạ, ông Trung cắt thêm một cây nữa kiểm tra và cũng phát hiện có mùi hôi. Hai cây xúc xích còn lại vẫn còn niêm chì, chưa bị rách nhưng phía trong căng phồng, ứ nước. Đây là loại “xúc xích heo tiệt trùng” của Công ty Vissan, một bịch 4 cây, hạn sử dụng còn đến ngày 28.8.2012. Chi cục Quản lý thị trường Bạc Liêu đang có kế hoạch kiểm tra các cửa hàng bán loại xúc xích trên để làm rõ.
     
  7. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    'Xúc xích hôi do lỗi bảo quản' Gói xúc xích có mùi hôi do Chi cục phó Quản lý thị trường Bạc Liêu mua phải được nhà sản xuất xác định là hỏng do lỗi khâu vận chuyển, bảo quản.

    Ông Phan Văn Dũng, Trưởng Phòng thị trường của Vissan - sản xuất loại xúc xích này, cho biết, kết quả kiểm tra xác minh cho thấy nguyên nhân sản phẩm có mùi hôi là do lỗi vận chuyển, bảo quản sản phẩm.

    [​IMG]
    Xúc xích trong gói sản phẩm "có mùi" ở Bạc Liêu. Ảnh: Thiên Phước.​
    "Quá trình vận chuyển có thể sản phẩm bị dập do cấn, hoặc bảo quản không tốt, để ánh nắng chiếu vào", ông Dũng cho biết. Hai cây xúc xích khác cùng gói hàng hỏng đang được quản lý thị trường giữ làm mẫu không hôi nhưng có mùi nặng hơn so với hàng mới sản xuất và đổi màu.
    Theo ông Dũng, trong vài ngày tới Vissan tổ chức hướng dẫn các cơ sở bán xúc xích cách bảo quản để tránh hư hỏng sản phẩm.

    Hơn 10 ngày trước Chi cục phó Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Minh Trung phát hiện xúc xích có mùi hôi khác thường. Đây là gói xúc xích heo tiệt trùng hiệu Vissan được mua tại tiệm tạp hóa ở phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngày sản xuất 28/5/2012, hạn sử dụng đến 28/8/2012.
     
  8. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Trứng bắc thảo ngâm hóa chất

    Thay vì ngâm trứng trong đất sét nhão, tro, muối và vôi như cách làm truyền thống, một cơ sở sản xuất trứng bắc thảo tại quận Bình Tân, TP HCM, lại ủ trứng trong hóa chất không rõ nguồn gốc.

    [​IMG]
    Trứng bắc thảo thường được dùng làm mồi nhậu bình dân hoặc là món khai vị trong tiệc.​
    Đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm quận Bình Tân cuối tuần qua kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn quận.

    Kiểm tra quy trình sản xuất một cơ sở có khoảng 1.400 quả trứng bắc thảo chuẩn bị xuất bán ra thị trường, đoàn phát hiện trứng được ngâm trong các bồn chứa có pha hóa chất không rõ nguồn gốc. Toàn bộ số trứng nguyên liệu và thành phẩm đều không có giấy kiểm dịch và đăng ký chất lượng.

    Nhân viên cơ sở cho biết, ngâm hóa chất giúp rút ngắn thời gian trứng thành phẩm và tiết kiệm chi phí. Giá bán của trứng ngâm bằng hóa chất này rẻ hơn trứng bắc thảo ngâm truyền thống.

    Toàn bộ trứng ngâm hóa chất bị tịch thu. Hiện cơ quan chức năng chưa xác định hóa chất ngâm trứng là gì và có độc hại hay không.
    Bác sĩ Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Thú y TP HCM cho biết, chi cục sẽ có kế hoạch kiểm tra các cở sản xuất mặt hàng này trong thời gian tới.

    Trứng bắc thảo được sản xuất từ trứng vịt hoặc trứng cút. Cách làm truyền thống là ngâm vào hỗn hợp bùn nhão được làm từ đất sét pha kiềm và nước, hoặc có thể dùng tro gỗ, vôi tôi, muối. Cũng có khi ủ trong bột muối biển, bùn nhão phết lên bề mặt của trứng rồi phủ vỏ trấu hoặc bột gỗ. Thời gian ủ từ khoảng 3 tháng.
     
  9. luatinhyeu22

    luatinhyeu22 Member

    Bài viết:
    463
    Nói túm lại là k đọc báo thì thôi, chứ đọc báo là chỉ có chết đói thôi, vì cái gi cũng hết dám ăn :icon_cry:
     
  10. hana2006

    hana2006 Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,088
    Hãi hùng "phù phép" lòng bò thành khô bò

    [​IMG]
    Lòng bò được xắt nhỏ thành miếng​
    Lòng bò được cắt nhỏ rồi nấu trong hỗn hợp nước màu sẽ thành khô bò đen; cơ quan chức năng thu giữ hơn một tấn khô bò thành phẩm.

    Chiều 27/8, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) huyện Bình Chánh (TP.HCM) kiểm tra và phát hiện căn nhà không số thuộc tổ 5, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A do bà Bùi Thị Ngọc Hậu làm chủ đang sản xuất lòng bò thành khô bò đen.

    Tại hiện trường, đoàn ghi nhận “quy trình” chế biến, đóng gói loại khô bò này đều thực hiện trên nền nhà nhớp nháp: Khô bò đen được để tràn dưới nền nhà, trong đó không ít khô bò thành phẩm lên mốc. Dụng cụ sản xuất gần 10 bao và rổ cáu bẩn chứa khô bò thành phẩm lẫn lộn rác được “ém” trong nhà vệ sinh. Hai chiếc nồi to dùng để nấu nguyên liệu đen ngòm, đặc sệt đang bốc khói nghi ngút.

    Đoàn kiểm tra còn ghi nhận khô bò thành phẩm chứa trong hơn 10 thùng nhựa, trong đó có thùng chứa khô bò lẫn với rác, dây nhợ. Có thùng khô bò thành phẩm dính cứng ngắt, vón cục.

    [​IMG]
    Nơi sản xuất khô bò mất vệ sinh của bà Bùi Thị Ngọc Hậu.​

    Quy trình chế biến khô bò:

    [​IMG]
    Lòng bò nguyên liệu còn lẫn dây nhợ​
    [​IMG]
    Lòng bò được xắt nhỏ thành miếng​
    [​IMG]
    Rồi cho vào dung dịch ướp​
    [​IMG]
    Thành phẩm khô bò​
    Bà Hậu khai với đoàn kiểm tra: Nguyên liệu chính để sản xuất khô bò đen là từ… lòng bò. Lòng bò được mua ở một cơ sở bên quận 8 (TP.HCM) với giá từ 18.000 đến 20.000 đồng/kg. Sau khi mua về, lòng bò sẽ được luộc, cắt nhỏ. Tiếp theo là cho vào nồi chứa hỗn hợp nước gồm đường, tỏi, muối, màu… Sên cho bò thành đen, ngấm mùi rồi mang đi phơi sẽ thành khô bò đen.

    Cũng theo bà Hậu, khô bò đen thành phẩm được bỏ vô bịch từng ký mang bỏ mối cho những người bán lẻ và người bán gỏi đu đủ với giá từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg. Mỗi ngày cơ sở bà Hậu xuất xưởng từ 40 đến 50 kg khô bò thành phẩm loại này.

    Cơ sở sản xuất “khô bò đen” của bà Hậu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Mặc dù bà Hậu khai lòng bò mua có giấy kiểm dịch nhưng đoàn kiểm tra ghi nhận giấy quá cũ, không giá trị.

    Bà cũng lý giải khô bò thành phẩm lẫn nhiều rác, dây nhợ… là do khi phơi khô bò, trời chuyển mưa nên đổ xuống đất rồi hốt vô thùng.

    Đoàn kiểm tra đã tịch thu hơn một tấn khô bò thành phẩm và đề nghị UBND huyện Bình Chánh xử phạt.

    Trước thực trạng sản xuất “khô bò đen” quá mất vệ sinh tại cơ sở bà Hậu, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM, cho biết sẽ phối hợp cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh khô bò đen trên địa bàn TP.

    Lòng bò chẳng những không có chất dinh dưỡng mà còn dễ nhiễm khuẩn. Lòng bò để lâu, biến chất thì khả năng nhiễm khuẩn càng cao, dễ gây bệnh lý tiêu hóa, tiêu chảy… Sản phẩm khô bò đen chế biến bằng lòng bò và đường thắng cháy khét, chất tạo màu… sẽ có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng.
    TS-BS TRẦN THỊ MINH HẠNH, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
     

Chia sẻ trang này