nếu ko oc thì để kem tan nhiệt zin cũng được còn oc thì thay AS5 con 3g minh để tản nhiẹt zin chạy df có 35-37 độ ah
trong quyển setup của main cũng có hướng dẫn cách tháo lắp CPU đó bạn mà tháo cũng dễ mà,xài tô-vít 2 cạnh,chọt dzô khe trên chân fan CPU,rồi xoay theo chiều mũi tên,làm tương tự với 3 chân còn lại sau đó lấy tay kéo fần mũ của các chân đó lên,lên hết rồi thì nhấc fan ra là ok ^^'
:lacdau: chưa thử sao biết là khó,tui 1 tuần tháo block ra vệ sinh 1 lần nè còn mấy món linh tinh khác(CD,HDD...) thì 1 tuần tháo cỡ 3~4 lần là bt :lamlo:
Tình hình thế này Mobo + CPU intel cả >>>. temp CPU đến 56 lúc bình thường, chạy 1 chút ứng dụng là lên 60 có khi 68>>> hoảng hồn Trong khi mấy bác xài mobo khác cũng ko đến nỗi nào. cho lời khuyên nà
thế chống nhiễm từ bằng cách chạm chân suông đất có đc ko:gaicam::gaicam:(tất nhiên la rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm rồi):detien::detien:
Đúng là vấn đề khử tĩnh điện trước khi tiếp xúc với các linh kiện điện tử (không riêng gì linh kiện máy tính) là rất quan trọng. Chính vì vậy, các nhà sản xuất bao giờ cũng đựng các sản phẩm như bo mạch chủ, Card mở rộng v.v... trong các túi nilon chống tĩnh điện (các bạn nhìn lại đi, không phải loại nilon thường đâu). Ở những nước có độ ẩm cao như VN thì vấn đề tĩnh điện ít nan giản vì lượng tĩnh điện quá thấp, khó gây hại cho thiết bị. Nhưng ở những nước có khí hậu rất hanh khô như châu Âu, Bắc Mỹ, Úc... thì tĩnh điện quả là vấn đề nghiêm trọng. Trời càng khô, tĩnh điện càng lớn và càng nguy hiểm cho các linh kiện điện tử. Ngày trước, tôi sang Đan Mạch và Thuỵ Điển công tác vào đầu năm, khi đó trời Bắc Âu vẫn rất lạnh và khô. Khi đến khách sạn 4 sao sang trọng, tôi với tay bấm vào nút thang máy, tôi bị một luồng điện giật tung người. Khi đó, tôi kịp nhìn thấy mấy tia lửa điện nhỏ loé sáng ở chỗ tiếp xúc giữa tay tôi và nút bấm. Tôi ngán ngẩm nhìn mấy anh chị cùng đi và thốt lên: Khách sạn sang như thế này mà để hở điện thì nguy hiểm quá. Mọi người cười phá lên. Thì ra họ đã có kinh nghiệm vì công cán khắp nơi. Tôi được dạy rằng, lần sau, trước khi chạm vào vật kim loại gì thì nhớ gõ gõ mu bàn tay hoặc phần trên của các ngón tay trước khi dùng tay cầm nắm nó. Gõ thật nhanh để tránh bị điện giật. Sở dĩ gõ bằng mu là để tận dụng phản xạ co tay lại của chúng ta, tránh bị điện giật, mặt khác, diện tích tiếp xúc cũng ít hơn. Tôi làm theo, lần nào cũng thấy tia lửa điện rẹt rẹt. Gõ cái thứ hai thì hết, sau đó dùng tay nắm các vật khác vô tư. Nhưng việc đó không phải lúc nào tôi cũng nhớ. Tôi và một anh trong đoàn phải vứt đi hai cái máy ảnh (ngày đó chưa có máy KTS mà chỉ là máy chụp phim, loại tự động), toi mất mấy triệu bạc. Khi tôi lấy máy ảnh khỏi bao da để chụp ảnh, do không khử tĩnh điện trước, tiếp xúc làm tôi bị điện giật khá mạnh. Theo phản xạ, tôi hất tay lên và chiếc máy ảnh văng ra. Ngày hôm đó, một anh khác cũng bị tương tự. Kể từ đó, tôi rất ám ảnh về vấn đề tĩnh điện. Lần sau, tôi có dịp sang miền Đông Canada, khi bắt tay một người bạn, tôi bắn người lên vì có một luồng điện giật. Tĩnh điện từ hai người đủ mạnh để gấy ra cú điện giật đó. Chính vì sự nguy hiểm của tĩnh điện như vậy, nên tài liệu lắp ráp PC của Mỹ, Can và các nước Âu châu luôn nhắc nhở việc khử tĩnh điện, nếu không bạn sẽ không còn cơ hội dùng sản phẩm đó nữa. Ở miền Bắc nước ta vào mùa hanh khô, các bạn cũng nên cẩn thận. Các bạn chắc đã từng thấy vào mùa này, các tiếp xúc giữa len, dạ (như chà xát chiếc khăn len, nhấc chiếc mũ len đang đội ra khỏi đầu...) và một vài loại vải nilon cũng gây ra hiện tượng bắn ra các tia lửa điện nhỏ và phát ra tiếng kêu rẹt rẹt do đồ vật có tĩnh điện. Các tia lửa điện này nhìn thấy rất rõ trong đêm tối. Bạn cũng có thể thấy rất rõ hiệu ứng khi đưa một chiếc áo len qua lại quanh cánh tay bạn mà không cho tiếp xúc. Bạn sẽ thấy các lông tay của mình sẽ dựng đứng lên nếu chiếc áo len đó đến gần. Khi đó, bạn hãy thử đặt mấy thanh RAM của mình lên trên chiếc áo len đã mặc còn đang ấm hơi người mà bạn vừa cởi ra và thử chà xát dù rất nhẹ nhàng, sau đó gắn lại PC và bật máy... và thưởng thức kết quả nhé....:leuleu: