Tại sao LCD lại bị dead pixel ???

Thảo luận trong 'Phần cứng chung - General Hardware' bắt đầu bởi S.R, 14/2/06.

  1. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Chip không rành lắm về LCD, chỉ biết chút chút, biết sao nói vậy nhé:
    - LCD (tinh thể lỏng) dùng trong màn hình LCD là tinh thể có thể thay đổi độ trong theo cường độ dòng điện chạy qua nó.
    - trên màn hình LCD có một hay nhiều lớp LCD chồng lên nhau, mỗi lớp đảm nhiệm một vai trò nhất định (ví dụ lớp cho sắc đỏ, lớp cho sắc xanh lá, lớp cho sắc xanh dương hội lại theo hệ màu RGB, ngoài ra còn lớp cản sáng nữa để kiểm soát cường độ ánh sáng đi qua nó và tạo thang xám). Tùy theo công nghệ và hãng chế tạo mà các lớp LCD này có đặc tính kỹ thuật khác nhau.
    - mỗi tinh thể trên màn LCD có 2 điện cực nối với nó, khi có dòng điện chạy qua, LCD thay đổi tính chất và làm màu sắc thay đổi, các tinh thể thẳng hàng trên 1 đường thẳng vuông góc với lớp sẽ tạo thành 1 pixel. Có thể tưởng tượng 1 pixel là 1 hệ thống gồm 4 tấm kính màu: đỏ, xanh lá, xanh dương và sắc xám.
    - Khi chiếu ánh qua 1 pixel, sự thay đổi độ trong của 4 tấm kính màu nêu trên được điều khiển bởi cường độ dòng điện qua nó, dẫn đến pixel thay đổi màu sắc được, tập hợp hàng triệu pixel trên màn hình vì thế có thể tạo nên hình ảnh.
    - 1 pixel chỉ là hệ thống kính màu, không phát sáng, vì thế nó cần một nguồn sáng nằm dưới các lớp LCD, cái này gọi là back-light của LCD. Back-light là đèn huỳnh quang phát sáng trắng, ánh sáng trắng đi qua hệ thống kính màu của pixel và được lọc bỏ đi các màu không cần thiết, chỉ giữ lại màu tại pixel mà nó cần thể hiện.
    - Vì một lí do nào đó, khi điện cực (vốn rất nhỏ và tinh vi) áp lên tinh thể LCD bị hỏng, tấm kính màu tại pixel này bị liệt, điều này khiến nó không thể thay đổi màu theo dòng điện nữa và làm cho pixel đó "chết". Nếu kính màu nào liệt thì màu đó sẽ bị ảnh hưởng.
    - Có 2 dạng chết của pixel: luôn sáng hoặc luôn tối. Luôn sáng tức là pixel chỉ thể hiện một màu cố định ở trạng thái sáng nhất, còn luôn tối là 1 pixel chỉ mang màu đen.
    - Pixel có thể chết ngay trong quá trình sản xuất hoặc có thể chết sau một thời gian sử dụng. Cũng có pixel nửa sống nửa chết tức là lúc thì nó chết, lúc lại hoạt động bình thường, điều này là do điện cực áp lên pixel tiếp xúc không tốt, lúc ăn điện lúc lại không.
    - Đối với pixel "sống giở chết giở" thì ta có thể dùng ngón tay ấn nhẹ lên nó một lúc để khôi phục tráng thái làm việc bình thường.
    Vậy đã, bạn nào có thắc mắc trong bài của Chip thì cứ đưa ra, nếu biết thì Chip giải thích tiếp.
     
  2. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    LCD có nhiều loại, trong đó TFT (thin-film-transistor) là một loại (công nghệ) của LCD. LCD desktop cũng có loại mỏng như của laptop, người ta sx lcd cho laptop mỏng vì laptop yêu cầu rất cao về kích thước và trọng lượng trong khi đối với desktop thì không cần thiết bằng. SX lcd mỏng hơn thì đắt hơn
     
  3. tanphat3m

    tanphat3m New Member

    Bài viết:
    38
    nó không lan ra đâu, sao thì vậy luôn
     
  4. kachiusa

    kachiusa New Member

    Bài viết:
    74
    Bác cho em hỏi giữa 2 loại mỏng và dày thì chất lượng có như nhau không?Ngay bản thân LCD desktop cũng có 2 loại như vậy.Nếu tính mua thì mua loại nào?
     
  5. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Chất lượng của LCD không liên quan đến độ dày, mỏng. Chất lượng LCD thể hiện qua độ sáng, độ tương phản, độ phân giải, độ bền, thời gian đáp ứng, góc nhìn, độ sâu màu. Còn dày mỏng chỉ cho lợi ích về thể tích không gian chiếm chỗ, kiểu dáng thiết kế.
    2 màn hình LCD cùng thông số chất lượng và cùng hãng sx thì LCD mỏng đắt tiền hơn loại dày vì SX phức tạp hơn.
     
  6. ferrari

    ferrari Banned

    Bài viết:
    219
    LCd bị bầm là như thế nào, có khác gì với deadpixel
     
  7. Kotori

    Kotori FBI-Female Body Inspector Thành viên BQT

    Bài viết:
    4,422
    Nơi ở:
    USA
    LCD bị bầm là sao?:gaicam: có phải là bị tối 1 chổ nào đó ko?nếu vậy chắc vì đèn yếu.....
     
  8. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Khi có lực tác động mạnh và lâu vào bề mặt của LCD, các lớp tinh thể lỏng có thể bị xô lệch, dính ép dẫn đến thay đổi tính chất, vì thế độ trong của nó giảm, hình ảnh tuy vẫn thể hiện được nhưng bị tối đi ở vùng tổn hại, trông như bị vết bầm. Deathpixel đã giải thích bên trên rồi.
     
  9. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Nói bậy!
     
  10. 911

    911 New Member

    Bài viết:
    1,701
    Nơi ở:
    greatest snow on earth
    be nice please...ai có nói sai cũng đừng chơi hai chữ "nói bậy" vậy chứ:capcuu: đâu phải ai lúc nào cũng đúng đâu mr.chip
     

Chia sẻ trang này