Tản nhiệt nào tốt: nhôm, đồng hay nhôm lõi đồng ?

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi xuantam, 13/8/06.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. linhzin811

    linhzin811 con nhà nghèo

    Bài viết:
    2,315
    Nơi ở:
    Ha Noi
    em thì đang rảnh nên đợt tới định làm 1 bô ̣:sun: , fải đi hỏi han mấy lão sửa điều hoà suốt :xauho:
     
  2. linhzin811

    linhzin811 con nhà nghèo

    Bài viết:
    2,315
    Nơi ở:
    Ha Noi
    lộn kênh rồi bro,lần sau post dzô "phần cứng chung" ok???
    trên main có cổng SATA thì chỉ cần cắm HDD lên là nó nhận rồi,hok cần cài driver(driver chỉ cần nếu xài Raid or card SATA thôi)
     
  3. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Hoàn toàn tán đồng quan điểm này.

    Nhân đây xin hỏi các anh em khác: căn cứ vào đâu để nhận định "nhôm tỏa nhiệt tốt hơn đồng" như nhiều anh em thường nói? Chip đã bỏ công sức google vấn đề này rất nhiều nhưng chưa tìm được source nào khẳng định như vậy. Nhất định vấn đề này phải được biểu thị bằng 1 công thức và hằng số nào đó để làm căn cứ so sánh, chỉ khi có số liệu cụ thể mới khẳng định được.
    Theo ý kiến chủ quan: đồng toả nhiệt tốt hơn nhôm!
     
  4. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Uh sau nhiều post tranh luận thì anh em đều chấp nhận và đồng ý đồng hút nhiệt, dẫn nhiệt và tỏa nhiệt hơn nhôm nhiều. Anh qua mục Cooling xem nhieu anh em post may cai heatsink mới sướng mắt lắm anh àh, ai nấy đều khoái heatsink đồng hết cả luôn rồi.
    Lâu lắm ko thấy anh, hay là tại em đi ko hết 4R???
     
  5. athlon26

    athlon26 giã từ vũ khí

    Bài viết:
    932

    bro này giống tôi : google ra toàn trang nói đồng tỏa nhiệt tốt hơn nhôm , cũng hơi thấy nghi nghi chưa tin hẳn :gaicam:
     
  6. kiddy®

    kiddy® New Member

    Bài viết:
    75
    theo ý kiến chủ quan và tự suy luận của mình : Khả năng tản nhiệt của Đồng và Nhôm ra không khí là như nhau.

    Nhiệt dung riêng của Đồng gần gấp 3 lần nhiệt dung riêng của Nhôm.
    Nếu cùng khối lượng giả sử là 1 Kg (lúc này khối đồng phải nhỏ hơn khối nhôm).

    1 CPU có công xuất tỏa nhiệt là 90W sau 10s sẽ truyền cho Cục đồng ấy nhiệt lượng là 900 Jul , thì sau 10s cục đồng sẽ nóng thêm 1 độ Kevin.
    Tương tự
    đối với Nhôm sau 10s thì cục Nhôm sẽ nóng thêm 2.3 độ Kevin.
    Ta lấy con số 900 chia cho nhiệt dung riêng là ra nhiệt độ tăng lên ngay. (Nếu mình nhớ không lầm thì đây là bài toán lớp 8 :|)
    Nhiệt dung riêng Cu = 900 Jul/(kg*độ K), Al = 380 Jul/(kg*độ K)

    Nhưng do không xác định nhiệt độ ban đầu và chỉ so sánh tỉ lệ tăng nhiệt độ nên ta có thể thay thế độ K = độ C.

    sau 10s CPU ngưng hoạt động và để hai cục này tự tản nhiệt.

    Giả sử "hệ số tản nhiệt" (giả định có tồn tại 1 hệ số như thế) là như nhau thì sau X giây hai cục này sẽ trở về nhiệt độ ban đầu (nhiệt độ môi trường xung quanh khi CPU chưa hoạt động)
    Ở đồng là giảm 1 độ C và ở Nhôm thì giảm đến 2.3 độ C.

    Làm như một bài toán cấp 2 nhé:
    Al (nhôm), Cu (đồng) 1 kg
    sau thời gian X giây
    Al bớt 2.3 độ
    Cu bớt 1 độ

    ==> sau 1 giây
    Al bớt 2.3/X độ
    Cu bớt 1/X độ

    Gọi Z là nhiệt độ tỏa ra trong 1s.
    Ta lập tỉ lệ : [FONT=&quot]Z[/FONT][FONT=&quot]Al[/FONT][FONT=&quot]/ Z[/FONT][FONT=&quot]Cu[/FONT][FONT=&quot]=[/FONT][FONT=&quot] (2.3/X) / (1/X) = 2.3
    [/FONT]
    [FONT=&quot]=> trong 1s nhiệt độ tỏa ra từ cục Al nhiều gấp 2.3 lần so với cục đồng[/FONT][FONT=&quot]
    [/FONT]

    Vậy để khối đồng giảm bớt 1 độ C thì nó phải tốn thời gian gấp 2.3 lần so với thời gian để khối nhôm giảm 1 độ C.
    (đây chỉ là kết quả mang tính tham khảo và không có giá trị chính xác)
    Điều mình muốn nói là gì ?

    Các bạn không thể đem so sánh ví dụ đốt nóng 2 cục nhôm, đồng ra chứng minh. Vì nguồn nhiệt bạn đưa vào 2 cục đồng, nhôm không đồng nhất, và cũng vì để giảm bớt 1 độ C, khối đồng luôn luôn tốn thời gian nhiều hơn khối nhôm. Đó cũng là vì sao các bạn có cảm giác đồng "giữ" nhiệt khi sờ vào thấy ấm ấm.

    Đó chỉ mới chứng minh rằng các ví dụ các bạn đưa ra không thuyết phục :D
    Nhưng mình tin vào giả thuyết hai cục tản nhiệt ra không khí như nhau hoặc gần như tương đương nhau (có hơn kém chút đỉnh, có sai số do ảnh hưởng bởi tốc độ dẫn nhiệt của kim loại, sai số này quá nhỏ và ta có thể bỏ qua).

    Còn tại sao đồng tốt hơn là vì khả năng dẫn nhiệt của đồng nhanh gấp đôi nhôm. Đó chính là lợi thế và có thể tận dụng lợi thế này bằng 1 cái quạt tốt.
    Thế nên các bạn google thấy toàn Cu is better than Al là điều không khó hiểu.

    ----
    edit: "sau Y giây" thành "sau X giây" cho dễ hiểu hơn.
    X ở đây là một đại lượng xác định có được từ thực nghiệm, cái này có thể đo được. (VD: 600 giây chẳng hạn)
     
  7. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Bài này sẽ có giá trị nếu như cái đoạn này đúng. Đáng tiếc là cái đoạn này ko biết bạn lấy ở đâu ra mà thôi. Ở lớp 8 hình như ko có biết cái nhiệt dung riêng đâu bạn àh. Với lại cái công thức tính nhiệt độ tăng lên của bạn là do ..bạn chế thôi, hổng biết công thức này đâu ra luôn đó.
    Còn nữa:
    cái này là con số lý tưởng bạn nghĩ trong đầu mà thôi. Khả năng hấp thụ nhiệt tùy theo bản chất của từng kim loại nữa và nhôm thì còn kém xa đồng về khoản hấp thụ nhiệt này cho nên cái dòng này là..cách xa thực tế lắm bạn ơi.

    Sau cùng, cái đoạn này ..lại càng ko thể chấp nhận được vì nó..hoàn toàn ko thực tế.
    Kiến thức ở đâu ra để "giả sử" như vậy hả bạn??? Khoa hoạc là từ thực tiễn nghiên cứu để xây dựng nền tảng kiến thức, bạn làm ngược lại là..."tưởng tượng" ra lý thuyết rồi áp dụng vào thực tiễn mà...ko qua một minh chứng giá trị nào cả.
     
  8. PMT

    PMT Thành viên mới

    Bài viết:
    494
    Nơi ở:
    HCM
    Hình như bạn không hiểu nhiệt dung riêng là gì nên mới nói thế.

    Còn hệ số tản nhiệt thì không có, chỉ có hệ số truyền nhiệt thôi. Nhưng mà nó phụ thuộc vào 2 chất liên quan, diện tích tiếp xúc, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ chênh lệch của 2 chất liên quan nên không tìm được 1 con số cụ thể do có nhiều yếu tố biến thiên trong quá trình truyền nhiệt.
     
  9. kiddy®

    kiddy® New Member

    Bài viết:
    75
    Hì hì, bạn sat_thu ơi, theo mình biết thì toán cơ học của cấp 2 có liên quan đến chuyển động thì 100% bài toán đó đều hoàn toàn không có ma sát trong đó. Thế thì lý do gì bạn không cho phép mình lý tưởng hóa bài toán ? bỏ qua các sai số có thể coi là có thể khắc phục được. VD: mặt tiếp xúc thì bôi kem, bôi mỡ gì ấy cho 2 khối tiếp xúc là như nhau...

    Còn về con số 90w đâu ra ấy à ? Đơn giản là mình dùng con số ấy cho bài toán ra đẹp. Không có người cho ra đề bài toán nào lại cho bài toán ra lẻ trên 3 số sau dấu phẩy cả.

    Nếu bạn có điều kiện thì vui lòng tham khảo sách vật lý 7,8,9. Nếu trí nhớ mình còn tốt thì trong đó phải có 1 ví dụ gì đấy liên quan đến miếng đồng bỏ vào nước sôi và tính thời gian gì đấy. Nếu như không có chắc Bộ GD đã cắt giảm từ đời kiếp nào.

    Còn như đã cho thành 1 bài toán thuần lý thuyết như thế thì tại sao không lý tưởng nó lên ?

    Theo mình biết thì vẫn có một phương pháp làm toán để giải quyết 2 ẩn số chưa biết của một bài toán. Giả định một ẩn số đã biết và có kết quả là A, sau đó giải bài toán dựa trên hằng số A này, để rồi cuối cùng triệt tiêu nhau và rồi tìm ra A.

    Bạn bắt mình ở chỗ không có thực tế mà lại dựng được lên lý thuyết thì bạn đang rơi vào lối mòn của câu hỏi ý thức có trước hay vật chất có trước.

    Mình xin trả lời bạn là: Từ sau khi người ta khám phá ra sự tồn tại của phân tử, nguyên tử. Hầu hết tất cả các học thuyết về thế giới vi mô đều được các nhà bác học tiên đoán và đưa ra các giả thuyết trước cả thôi. Sau đó khoa học tiến bộ mới kiểm chứng lại các giả thuyết này bạn ạ.
    Xin nói thêm một ví dụ : thuyết tương đối rộng hiện vẫn chưa được kiểm chứng một cách triệt để đâu bạn ơi, hiện vẫn có người hoài nghi tính đúng đắn của nó (không phải mình, mình chả biết cái thuyết này ra sao hết :D)

    Còn như sao mà mình ra sau 1s cục đồng nóng lên 1 độ ấy à :

    1/ 90W = 90 J/s = 90 J nó thải ra 1s
    Xem như cục đồng nhận trọn vẹn 90 J
    (không cần biết nhiệt thất thoát, hao phí ra ngoài, nếu có thêm thì chẳng qua có thêm 1 cái hiệu xuất và tính dôi ra thêm cái nguồn ban đầu mà thôi, cái này để hành hạ học trò ấy mà)

    2/ nhiệt dung riêng của đồng : 900 J/(kg* độ K) (xin vui lòng google nhiệt dung riêng hay xem ở wiki)

    gọi nhiệt là Q, khối lượng m, độ K = t.

    Trong 1s đồng sẽ nóng lên
    Nhiệt dung riêng = Q / (m*t)
    => t = Q/ (m * Nhiệt dung riêng) = Q / Nhiệt dung riêng (mình lý tưởng con số : m = 1Kg)

    Điều này có thỏa mãn bạn chưa ạ ?
     
  10. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Mời qua theard "Chứng minh đồnghút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm" đã được sticky của bác Chip tham khảo để hai bạn PMT và Kiddy khỏi lí luận theo suy nghĩ chủ quan và lý tưởng hoá các thông số, điều kiện nữa.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này