Thông số CL của ram có ý nghĩa j ???

Thảo luận trong 'CPUs/RAMs/Motherboards' bắt đầu bởi Masterkungfu, 25/9/08.

  1. Masterkungfu

    Masterkungfu Active Member

    Bài viết:
    571
    Thank Bro :hoanho:
     
  2. Masterkungfu

    Masterkungfu Active Member

    Bài viết:
    571
    Mới tìm được 1 ít tài liệu tiếng việt up lên cho anh em xem luôn , Thank mấy Bro đã quan tâm




    3. CAS Latency:
    Đây là khái niệm mà người dùng thắc mắc nhiều hơn bất cứ khái niệm nào khác. Trước đây, khi đi mua RAM, người mua thường chỉ quan tâm tới tốc độ hoạt động của RAM như 100Mhz hay 133Mhz nhưng gần đây, khái niệm CAS đang dần được người dùng để ý bởi nó đóng vai trò khá quan trọng vào tốc độ xử lý tổng thể của hệ thống đặc biệt là với việc ép xung. Vậy CAS là gì ?
    CAS là viết tắt của “Column Address Strobe” (địa chỉ cột theo chiều dọc). Một thanh DRAM có thể được coi như là một ma trận của các ô nhớ (bạn có thể hình dung như một bảng tính excel với nhiều ô trống) và dĩ nhiên mỗi ô nhớ sẽ có địa chỉ ngang và dọc. Như vậy bạn có thể đoán ngay ra khái niệm RAS (Row Adress Strobe) nhưng do nguyên lý hoạt động của DRAM là truyền dữ liệu xuống chân nên RAS thường không quan trọng bằng CAS.
    Khái niệm độ trễ Latency biểu hiện quãng thời gian bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình cần, theo từ điểm Merriam-Webster thì Latency có nghĩa là “khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được sự phản hồi lại”. Vậy CAS sẽ làm việc như thế nào ? và CAS Latency có ý nghĩa gì ? Để hiểu khái niệm này, chúng ta sẽ cùng điểm nhanh qua cách thức bộ nhớ làm việc, đầu tiên chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín hiệu RAS. Chúng ta sẽ phải chờ một lát khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to CAS Delay) trước khi địa chỉ cột hàng dọc được đặt vào chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra. Sau khi tín hiệu CAS phát đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy. Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2 chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi lấy được dữ liệu và với CAS3 thời gian chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống.
    Bạn sẽ thắc mắc như vậy phải chăng CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, không đến mức như vậy đâu bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của bộ nhớ điển hình như:
    + Chuỗi xử lý thông tin: kích hoạt RAS, chờ khoảng thời gian trế RAS-to-CAS Delay và CAS Latency.
    + Truy cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi.
    + Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên sẽ chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu do đó thông tin sẽ được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệu cần được tìm thấy trên bộ đệm (hit-rate) khá cao (vào khoảng 95%).
    Nói tóm lại việc chuyển từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả các ứng dụng. Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn những thanh RAM CAS3, nếu bạn dự định mua đồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là công việc văn phòng, CAS 3 hoàn toàn vẫn đáp ứng được yêu cầu.

    4. RAM Refresh Rate:
    Thường thì khi nhắc tới khái niệm tần số làm tươi, người ta sẽ nghĩ ngay đến màn hình máy tính CRT tuy nhiên bộ nhớ DRAM (Dynamic Random Access Memory) cũng có khái niệm này. Như bạn đã biết module DRAM được tại nên bởi nhiều tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây bởi nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Một số loại DRAM có khả năng tự làm tươi dữ liệu độc lập với bộ xử lý giúp tiết kiệm điện năng thường được sử dụng trong những thiết bị di động (ví dụ như Laptop hay Notebook).

    5. SDRAM Access Time:
    Việc cho ra đời cách đọc dữ liệu theo từng chuỗi Burst Mode đã giúp khắc phục nhiều nhược điểm và tăng hiệu năng cho RAM, chu kì của chuỗi ngắn hơn rất nhiều chu kì trang của RAM loại cũ. Chu kì của chuỗi cũng được coi như là chu kì xung nhịp của SDRAM và chính vì thế nó được coi như thang xác định cho tốc độ của RAM bởi nó là khoảng thời gian cần thiết giữa các lần xuất dữ liệu theo chuỗi của RAM, những con số -12, -10. -8... ghi trên các chip RAM là đánh dấu khoảng thời gian tối thiểu giữa mỗi lần truy xuất dữ liệu. Nhãn -12 xác định chu kì truy cập dữ liệu của RAM là 12ns (nano-giây) đồng nghĩa với việc tốc độ họat động tối đa của RAM sẽ là 83Mhz. Thường thì RAM có tốc độ cao sẽ sử dụng chip ram có chu kì truy xuất thấp nhưng với chu kì truy xuất thấp thì chưa chắc RAM đã có thể hoạt động ở tốc độ cao do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp thanh RAM có tốc độ thấp nhưng khi đem vào “thử lửa” ép xung thì lên được tốc độ cao hơn nhiều so với những loại RAM mặc định dán nhãn tốc độ cao
    ...

    Trích từ đâu file doc thang ban nó cho con nguồn thì pó tay :sun:
     

Chia sẻ trang này