Tìm hiểu một số khác biệt cơ bản giữa các chip Core i của Intel

Thảo luận trong 'Hướng dẫn - Tư vấn - Hỏi đáp' bắt đầu bởi am_kingsp, 5/11/12.

  1. am_kingsp

    am_kingsp smaller ^^ Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,813
    Intel ngự trị trên thị trường CPU đã một thời gian dài, nhưng có thể nói cách đặt tên sản phẩm gần đây của gã khổng lồ sản xuất chip khiến cho không ít người...rối loạn. Vậy đâu là sự khác nhau giữa các vi xử lý Core i3, i5 và i7. Có thể nói nhanh rằng con số phía sau chữ Core i càng lớn, vi xử lý đó có xu hướng càng mạnh. Bảng so sánh bên dưới giúp bạn có một cái nhìn ban đầu hơn về sự khác nhau này. Lưu ý đây là các loại vi xử lý dành cho desktop của Intel:

    [​IMG]

    Từ bảng trên chúng ta có thể thấy, các model Core i3 là dòng chip phù hợp với người dùng phổ thông, trong khi Core i7 phù hợp với những ai dùng máy cho các mục đích chuyên dụng cần tới chip xử lý có tốc độ cao như chơi game hay biên tập video. i5 là các vi xử lý thuộc tầm giữa i3 và i7, phù hợp cho những người vừa có nhu cầu dùng máy cho các công việc cơ bản nhưng vẫn có một vài tác vụ cần tới vi xử lý mạnh.

    Bảng trên mới chỉ cho chúng ta cái nhìn tổng quát nhất về các model chip, và chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn 1 chút để xem model nào hợp với mình. Lưu ý là các model nói ở đây là chip Core i cho desktop. Các chip này có đặc tính kĩ thuật khác với các phiên bản mobile và bản cho server.

    [​IMG]
    Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge là gì?

    Đây là 3 cái tên được đặt cho 3 thế hệ vi xử lý Core i khác nhau. Nehalem là tên gọi các vi xử lý Core i đời đầu, dùng socket LGA 1156 và một vài model dùng socket 1366. Sandy Bridge và mới nhất là Ivy Bridge, là các vi xử lý dùng socket LGA 1155. Điều này có nghĩa một bo mạch chủ dùng socket LGA 1156 sẽ không tương thích với các vi xử lý dùng LGA 1155. Ngoài ra, Intel có một loại vi xử lý Sandy Bridge-E 6 nhân cần dùng tới loại socket đặc biệt là LGA 2011.


    Cách phân biệt các thế hệ vi xử lý

    Vi xử lý Nehalem thường có "đặc điểm nhận dạng" là có 3 con số phía sau chữ Core i. Một ví dụ là Core i7-920. Trong khi đó, các chip Sandy Bridge có xu hướng dùng 4 chữ số, bắt đầu bằng số 2. Ví dụ như: Core i7-2600. Ivy Bridge lại thường được Intel "đính kèm" 4 chữ số phía sau để nhận biết, bắt đầu với số 3. Ví dụ như: i7-3770. Tuy nhiên, không phải lúc nào các con chip cũng được đặt theo thứ tự này. Các vi xử lý Sandy Bridge-E 6 nhân của Intel lại sử dụng 3 chữ số phía sau để nhận dạng giống như Nehalem.


    Chữ "K" có ý nghĩa gì?

    Một vài model Core i5 và i7 có thêm chữ cái K phía sau. Điều này để "thông báo" rằng con chip đó có khả năng ép xung. Tất cả các chip Cor i3 không có khả năng này.


    Nhiều nhân, nhiều luồng có ý nghĩa gì?

    Nhìn chung, chip càng nhiều nhân và nhiều luồng xử lý thì càng mạnh. Một nhân là một chip vật lý (physical chip) nằm trên một bộ vi xử lý (hay chúng ta vẫn gọi là con chip). Càng nhiều nhân xử lý, bạn càng có thể chạy nhiều tác vụ hơn, tốc độ cao hơn. Một luồng xử lý giống như 1 nhân ảo nhưng rất quan trọng trong việc giúp mở, tải ứng dụng nhanh. Các chip i7 có 2 luồng xử lý cho mỗi nhân nên chúng mạnh hơn khá nhiều so với "người anh em" i5.


    Turbo Boost là gì?

    Turbo Boost là một tính năng mới có trên các vi xử lý Core i5 và i7 cho phép các vi xử lý tạm thời tự ép xung. Tính năng này giúp cho 1 vài nhân xử lý tăng được về tốc độ xử lý khi tác vụ mà người dùng xử lý cần tới tốc độ xử lý cao hơn. Bạn có thể tham khảo thêm tính năng qua video ở đường link này trên trang chủ Intel.

    Tham khảo: Gadgethit
    Genk
     

Chia sẻ trang này