Có lẽ mình không cần phải nói quá nhiều về phần cốt truyện của trò chơi nữa vì các phương tiện truyền thông đã đưa tin từ lúc bản BETA vừa được tung ra.
Được biết đến như một tựa game FPS Online đầy tiềm năng của năm 2014 và cũng là sản phẩm từ những thành viên phát triển game bom tấn Modern Warfare trước đây với tên gọi Respawn Entertainment, có thể nói titanfall là tựa game FPS online được mong đợi nhất trong năm. Vậy thì điều gì đã khiến cho nó “hot” đến vậy?
Các game online ngày nay vẫn có phần chơi chiến dịch (Campain) chứ không hẳn chỉ toàn multiplayer, titanfall cũng không phải là một ngoại lệ, phần chơi chiến dịch của trò chơi gồm có 12 người, mỗi phe Militia và IMC sẽ có 6 người chơi, đây thực chất cũng chỉ như phần chơi online và có thêm những đoạn đối thoại mà thôi. Và kết cuộc của chiến dịch dù thắng hay bại thì câu chuyện vẫn cứ thế tiếp diễn. Vì vậy, sẽ có lúc bạn có cảm giác rằng bạn chỉ là một nhân vật NPC để cho người khác có một màn chơi chiến dịch thực sự.
Chúng ta cũng không thể hi vọng vào phần chơi chiến dịch được bởi vì mục tiêu chính của game này là dành cho online. Game hỗ trợ những chế độ chơi thông dụng nhất hiện nay như Attrition (Giống Team DeathMatch), Last Titan Standing (Khởi đầu với titan, không respawn nếu “chết”), Hardpoint (Giống Domination), Capture the Flag, Variety Pack (Tổng hợp tất cả các mode trên) cùng với những chế độ trên nhưng chơi trên các map DLC (Downloadable Content).
Điểm mạnh ở gameplay trò chơi chính là khả năng “bay nhảy” của nhân vật (gọi là “pilot”) nhờ vào jetpack phản lực đeo ở lưng, người chơi có thể nhảy hai lần (double jump) nhờ vào jetpack này, ngoài ra người chơi còn có khả năng đi trên tường như “hoàng tử Ba Tư” theo đúng nghĩa đen của nó. Với những khả năng trên, bạn có thể trở thành một parkout trên chiến trường, nếu bạn biết sử dụng hợp lý những kĩ năng trên, bạn sẽ nắm được lợi thế do sự linh hoạt của bạn có thể khiến đối thủ bất ngờ không kịp trở tay và cũng là để tránh né đường đạn của đối phương.
Súng trong game cũng không có độ giật là mấy nên bạn khá dễ dể kiểm soát đường đạn của mình, hơn thua nhau là ở chỗ ai nhanh hơn và ai nhắm chính xác hơn. Đó là nếu bạn chọn đi theo hướng “càn quét” (assault), còn nếu bạn chọn một phong cách thoắt ẩn thoắt hiện thì khả năng (tatical ability) “tàn hình” (cloak) sẽ giúp bạn, tuy nhiên khả năng “tàn hình” này sẽ không tồn tại lâu được, và nếu ai tinh mắt vẫn có thể nhìn thấy một cái bóng nếu bạn chạy một cách điên cuồng. Bên cạnh khả năng cloak, bạn sẽ trở thành một sát thủ chuyên nghiệp với khẩu smart pistol tự động lock đối phương và bạn chỉ cần bấm chuột thì những viên đạn sẽ thay bạn làm những việc còn lại – “đuổi theo” và hạ gục đối phương.
Những tatical ability cũng như vũ khí bạn sẽ unlock được trong suốt quá trình chơi của mình. Mỗi nhân vật của bạn sẽ có 3 slot vũ khí, một vũ khí chính, một vũ khí phụ và một vũ khí để đấu với Titan. Ngoài những vũ khí đó, bạn sẽ có những “ưu đãi nhất thời” thông qua các thẻ (burn cards), những thẻ này chỉ dùng một lần sau đó sẽ mất, mỗi lần tham gia một trận chiến, bạn sẽ được mang theo tối đa 3 thẻ và trong quá trình chơi bạn có thể sử dụng nó để nâng cao phần chiến thắng của mình.
Mỗi map chơi ngoài chính những người chơi online ra, người chơi sẽ còn gặp một số lượng người chơi máy gọi là “minions”, những “minions” này có vẻ chỉ để giúp bạn tăng điểm kinh nghiệm vì trí thông minh nhân tạo (AI) của chúng khá kém, bạn thậm chí có thể chạy lại và đạp (melee) từng tên cho đến khi hạ hết một nhóm. Điều buồn cười ở hầu hết các game FPS là những đòn melee chỉ cần thực hiện một lần là có thể hạ được đối phương.
Nếu chỉ có việc kết hợp giữa người chơi thực và NPC (Non-Player Character) thì sẽ không đủ để tạo được một cú hit trên thị trường game FPS online. Điểm tạo sự khác biệt đó chính là các cổ máy (những Titan) để người dùng điều khiển hoặc có thể tự vận hành theo yêu cầu của người chơi. Những Titan này không phải là những thứ bất tử, chính vì vậy, cũng giống như các pilot, các Titan cũng được trang bị các khả năng (ability) như khiên chắn có thể hút đạn bắn ra từ Titan đối phương và dùng số đạn hút được để phản đòn lại hoặc khả năng tạo đám mây phóng điện xung quanh giúp hạ những pilot đang bám trên người và phá hoại lò phản ứng của Titan, hoặc khả năng làm Titan tự phát nổ gây sát thương khi người chơi thoát khỏi Titan,…
Yếu điểm duy nhất của trò chơi này có thể là dung lượng cực “khủng” của nó – lên đến 50GB. Trong đó phần âm thanh đã chiếm hơn 30GB. Lý do là vì lượng âm thanh của các game thường sẽ được nén lại và trong quá trình chơi sẽ tốn tài nguyên CPU để giải nén các âm thanh ra, trong khi đó Titanfall hoàn toàn không hề nén lại chính vì vậy âm thanh của game mới có dung lượng lớn đến vậy. Ngoài ra game còn hỗ trợ độ phân giải 4K để có thể thỏa sức tung hoành cùng đồ họa thật chi tiết của Titanfall. Để sử dụng 4K cho game này, hệ thống mình sử dụng CPU Core i7-3930K, 16GB RAM, SLI 2 card đồ họa GeForce GTX 780Ti.
Với cấu hình máy như vậy, bạn có thể trải nghiệm game ở độ phân giải 4K và sử dụng ShadowPlay từ GeForce Experience để thu lại ở độ phân giải tối đa (1920 x 1080) nhưng vẫn đạt được khung hình trên 50fps. Điểm rõ nhất có thể thấy ở độ phân giải 4K đó là độ chi tiết đạt gấp 4 lần độ phân giải Full HD (1920 x 1080). Cảm giác độ chi tiết cao hơn sẽ cho ta cảm giác những “vân phủ bề mặt” (texture) sẽ có chiều sâu hơn (như ảnh so sánh cuối cùng).
Mặt khác, với độ phân giải 4K, setting khử răng cưa (AA) sẽ không còn tác dụng nữa bởi vì độ chi tiết cao sẽ lấp đi những khuyết điểm về răng cưa. Ảnh chụp ở độ phân giải Full HD (1920 x 1080) bên dưới đã được khử răng cưa ở mức tối đa (16XQ CSAA) và độ phân giải 4K không khử răng cưa (None) nhưng những gì hiển thị trên màn hình hoàn toàn hoàn hảo.
Clip trải nghiệm Titanfall:
Trải nghiệm game Titanfall với hệ thống màn hình 4K.
Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi quoctran91, 29/5/14.
Bình luận
Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi quoctran91, 29/5/14.
-
Trang 2 của 2 trangTrang 2 của 2 trang