WINDOWS 7-8-10 ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CHO CÁC GAME THỦ DÒNG MOBA

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi EYE FIRE, 1/11/15.

By EYE FIRE on 1/11/15 lúc 23:09
  1. EYE FIRE

    EYE FIRE Administrator Administrator

    Bài viết:
    187
    Sau khi Microsoft tung ra phiên bản chính của Windows 10 vào cuối tháng 7 vừa qua với khẳng định sẽ nâng cấp miễn phí cho người dùng mua máy tính trong vòng 5 năm qua, hay cụ thể hơn là những người dùng sử dụng từ hệ điều hành Windows 7 trở đi, và cả những người dùng sử dụng máy tính bảng chạy trên nền tảng Windows 8.1. Điều này đã gây đươc tiếng vang khá lớn tới người sử dụng và đặc biệt hơn là cộng đồng game thủ, những người vốn đã tỏ ra quá thất vọng với sự kém ổn định của Windows 8 đặc biệt là trên laptop, cũng như sự già cỗi của Windows 7.

    Là một người đam mê thể loại game MOBA, đặc biệt là Liên minh huyền thoại, với đặc điểm của game là yêu cầu phần cứng không cao nhưng nó lại yêu cầu cần có sự ổn định của hệ điều hành trong khi chơi. Nếu chỉ sở hữu trong tay một chiếc laptop với cấu hình tầm trung thì việc tối ưu hóa hệ thống, nâng cao tính ổn định trong khi chơi game là một điều vô cùng quan trọng. Vì thế việc chọn hệ điều hành nào để chơi game MOBA được tốt nhất là điều khiến nhiều game thủ phân vân nhất.

    Trong bài đánh giá lần này mình sẽ cố gắng mang đến cho các bạn cái nhìn khách quan nhất về 3 hệ điều hành Windows 7, 8.1 và 10 để xem hệ điều hành nào là tối ưu nhất cho việc chơi các game MOBA. Với việc sử laptop ASUS GL552 để thử nghiệm, mình sẽ cài song song (dual boot) Windows 7, Windows 8.1 và thậm chí là cả Windows 10 trên cùng một máy tính với chuẩn UEFI -GPT.

    ASUS GL552 là một chiếc laptop mới được ra mắt trong năm 2015 nên mặc định nó chỉ được nhà sản xuất hỗ trợ driver từ Windows 8 trở lên, vì thế nếu muốn cài Windows 7 lên GL552 thì trước hết chúng ta phải kiếm được đầy đủ bộ driver cho Windows 7 cái đã. Và rất may cho chúng ta, vì cộng đồng người sử dụng ASUS GL552 khá đông đảo trong số đó không ít người đã cài Windows 7 lên GL552 và họ đã chia sẻ bộ driver đầy đủ cho GL552.

    Các bạn có thể tải driver ASUS GL552 cho Windows 7 tại đây:

    https://drive.google.com/folderview?id=0B155mrFEhXWEZjduTXl2QzhBWlU&usp=sharing

    Với chiếc laptop phiên bản ASUS GL552 mình đang dùng ở đây có dung lượng ổ cứng 1TB vì thế để cho máu lửa và cũng để cho dễ đánh giá ba hệ điều hành này khi chơi game mình sẽ tiến hành cài song song ba hệ điều hành Windows 7, 8.1 và 10 cùng một lúc trên ASUS GL552.

    Một điều cần lưu ý là đối với dòng laptop ASUS GL552 thì mặc định sẽ có Windows 8.1 bản quyền kèm theo nên ổ đĩa đang ở định dạng GPT và để dễ dàng thì ta sẽ cài Windows 10 trước rồi sau đó sẽ cài Windows 7 lên sau cùng.

    Việc cài Windows 10 song song với Windows 8.1 trong máy là một việc tương đối đơn giản và đã có khá nhiều bài hướng dẫn cài đặt rất chi tiết và dễ hiểu. Vì vậy trong bài này mình sẽ không hướng dẫn cụ thể việc cài đặt.

    Sau khi đã cài đặt thành công Windows 10 song song Windows 8.1 ta tiếp tục cài Windows 7 lên. Thông thường, mọi người thường nghĩ muốn cài Windows 7 thì cần đưa ổ đĩa về định dạng MBR, tuy nhiên hiện tại điều đó đã không còn cần thiết nữa khi ta cài Windows 7 song song với Windows 8.1 hoặc Windows 10 thì việc Windows 7 chạy trên ổ đĩa GPT là việc hoàn toàn có thể làm được. Chỉ cần lưu ý hiệu chỉnh một số phần trong BIOS với mỗi dòng laptop có thể sẽ có sự khác biệt. Cụ thể với dòng laptop ASUS GL552 trong phần boot chọn enabled Launch CSM.


    [​IMG]


    Tiếp đến trong phần Security chọn Disabled Secure Boot Control. Sau đó tiến hành cài Windows 7 một cách bình thường.


    [​IMG]


    Và sau một thời gian cài đặt, kết quả là trên chiếc laptop ASUS GL552 của mình đã có 3 hệ điều hành 7, 8.1 và 10 chạy song song nhau.


    [​IMG]


    Bây giờ tiến hành cài đặt driver, các phần mềm cần thiết và tiến hành test game thôi.

    Đầu tiên với Windows 7 - một hệ điều hành theo đánh giá của nhiều game thủ là có tính ổn định cao nhất cũng khả năng tương thích, tối ưu hóa phần cứng và cũng là hệ điều hành thường được khuyên dùng từ các hãng sản xuất game.

    Khi trải nghiệm Liên minh huyền thoại trên Windows 7, đúng như dự đoán trải nghiệm game rất mượt mà. Với đường truyền cable quang 12Mb, bỏ giới hạn tốc độ khung hình, FPS dễ dàng đạt được 180 đến 200 FPS trở lên và luôn ổn định ở mức trên 150 FPS trong suốt thời gian chơi. Một điều đáng lưu ý nữa là khi trải nghiệm game Liên minh huyền thoại trên Windows 7 hoàn toàn không có hiện tượng giật hình hay xé hình xảy ra ngay cả khi bỏ giới hạn tốc độ khung hình.


    [​IMG]


    Và sau khi chơi được 30 phút ta thoát ra kiểm tra nhiệt độ của máy và một điều rất ngạc nhiên là nhiệt độ của máy khá thấp. Tất cả các thông số về nhiệt độ của CPU, GPU và motherboard đều nằm dưới ngưỡng 65 độ C. Quả là một điều hết sức tuyệt vời, không biết nhiệt độ thấp như thế này là do hệ thống tản nhiệt của máy làm việc tốt hay là do Windows 7 tối ưu game tốt đây.


    [​IMG]

    Tiếp tục với Windows 8.1 trải nghiệm ban đầu rất mượt mà, khi bỏ giới hạn tốc độ khung hình FPS trong game cũng dễ dàng đạt mức 180 đến 200 FPS và duy trì ổn định ở mức trên 120 FPS. Tuy nhiên một nhược điểm được phát hiện ra là khi bỏ giới hạn tốc độ khung hình ngay lập tức hiện tượng giật hình xảy ra khiến cho cảm giác chơi game cực kì khó chịu. Và còn một điều tệ hơn nữa là hệ thống hoạt động có vẻ không ổn định cho lắm khi trong quá trình trải nghiệm, việc thoát game có xảy ra một vài lần. Đây là một lỗi khó có thể chấp nhận được của Windows 8.1. Hy vọng đối với các dòng máy khác hiện tượng này không xảy ra.


    [​IMG]

    Và tương tự như Windows 7 sau khi chơi game được 30 phút ta thoát ra và kiểm tra nhiệt độ của máy. Khá thất vọng khi nhiệt độ của máy khá nóng. Nhiệt độ của CPU và Motherboard là 84 độ C và nhiệt độ của GPU là 75 độ C. Quá nóng và đây chỉ là mới chơi 30 phút, không biết liệu nếu chơi vài tiếng thì nhiệt độ sẽ còn đến mức nào đây.


    [​IMG]


    Cùng với đó lỗi full disk (ổ đĩa chạy 100%) một bệnh thường gặp trên các máy chạy Windows 8, 8.1 cũng xuất hiện trên ASUS GL552. Lỗi này gây ra không ít rắc rối và khó chịu cho người dùng bình thường chứ đừng nói game thủ. Và có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng máy bị thoát game khi đang chơi.


    [​IMG]

    Cuối cùng ta tiến hành trải nghiệm trên Windows 10 phiên bản 10240 với việc sử dụng bộ tập lệnh xử lí mới DirectX 12. Tuy không có nhiều nâng cấp về mặt chất lượng hình ảnh so với DirectX 11 nhưng phiên bản 12 này được cho là sẽ cải thiện đáng kể tốc độ xử lý đồ hoạ. Từ đó cho phép người dùng có được trải nghiệm game mượt mà hơn so với DirectX 11 mà không phải giảm thiểu cấu hình đồ hoạ như trước đây. Cũng giống như Windows 7 và 8.1, trên Windows 10 trải nghiệm game cũng rất mượt mà, khi bỏ giới hạn tốc độ khung hình FPS trong game cũng dễ dàng đạt mức 180 đến 200 FPS và duy trì ổn định ở mức trên 150 FPS với ping 8ms. Tuy nhiên một điều đáng tiếc là hiện tượng giật hình vẫn còn xảy ra khi ta bỏ giới hạn khung hình.


    [​IMG]

    Nhiệt độ của máy sau khi chơi game 30 phút cũng khá tốt, khi nhiệt độ của CPU vẫn dưới 70 độ và nhiệt độ của GPU cũng chỉ có 51 độ. Tuy chưa thực sự xuất sắc như Windows 7 nhưng vậy đã là quá tốt rồi. Cùng với đó hiện tượng full disk cũng không còn xảy ra nữa, vì thế hiện tượng thoát game khi đang chơi cũng không xảy ra.


    [​IMG]
    Cùng với đó trong bộ driver của ASUS còn kèm theo phần mềm Game first 3 đây là phần mềm cho phép người dùng tuỳ biến lưu lượng truy cập mạng để ưu tiên gameplay hay các ứng dụng khác.

    Các bạn có thể vào link dưới đây để tải phần mềm trong mục ultilities :

    http://www.asus.com/Notebooks/GL552JX/HelpDesk_Download/

    Khi mở lên phần mềm sẽ cho ta lựa chọn đo thông lượng mạng và sau khi đo xong nó sẽ đưa ra kết quả như thế này:


    [​IMG]

    Và đây là giao diện tiếp theo của GF3. Khi test xong nó ra 4 cái để chọn, nhấn games hay bất cứ gì rồi finish chúng ta đến giao diện tiếp theo.


    [​IMG]

    Ở đây có 4 tùy chọn, với tùy chọn đầu tiên là tối ưu hóa băng thông sử dụng, cái thứ 2 là game, thứ 3 là streaming để các game thủ ổn định tốc mạng kho streaming, cái cuối cùng là share.

    Trong tùy chọn game nó sẽ hiện ra danh sách các phần mềm cũng như game, cùng với đó là băng thông cho upload và download cho từng phần mềm. Việc tối ưu hóa băng thông cho việc chơi game sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.


    [​IMG]

    Tổng kết :

    Qua một thời gian sử dụng ba hệ điều hành Windows 7, 8.1 và 10 trong việc trải nghiệm và chơi game MOBA trên ASUS GL552 có thể thấy được rằng: Windows 8.1 mặc dù là hệ điều hành đi kèm theo máy nhưng nó lại tỏ ra khá yếu thế so với Windows 7 và 10 trong việc chơi game MOBA một trong những thể loại game rất cần đến sự ổn định của chiếc máy cũng như của hệ điều hành.

    Windows 7 mặc dù đã ra đời khá lâu nhưng vẫn cho thấy sự ổn định và đáng tin cậy của mình. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ Windows 8.1 bản quyền của máy về với Windows 7 là một điều mà không phải bất cứ game thủ nào cũng có thể làm được. Cùng với đó ta sẽ mất đi bản quyền Windows 8.1 từ nhà sản xuất. Và một sự lựa chọn khác thay thế Windows 8.1 trên ASUS GL552 chính là Windows 10, tuy vẫn còn một số lỗi nhỏ nhưng ta có thể hoàn toàn bỏ qua. Và điều quan trọng nhất đó chính là việc nâng cấp từ Windows 8.1 lên Windows 10 rất dễ dàng và vẫn giữ lại được bản quyền từ nhà sản xuất.
     
    Last edited by a moderator: 3/11/15

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi EYE FIRE, 1/11/15.

    1. ATRain
      ATRain
      Mà cài 3 hệ điều hành lên vậy có khiến máy bị nặng làm nó chạy yếu ko bạn?
    2. thienphuc727
      thienphuc727
      Cài 3 hệ điều hành lên cùng 1 máy ko làm giảm hiệu năng của máy. Vì với dung lượng ổ cứng 1TB thì việc chia 3 phân vùng để cài 3 HĐH hoàn toàn dư giả nên ko ảnh hưởng gì đến khả năng hoạt động cũng như hiệu suất của mỗi hệ điều hành.
    3. ATRain
      ATRain
      Dung lượng ổ cứng thì ảnh hưởng gì tới khả năng hoạt động của HĐH hả bác?
    4. thienphuc727
      thienphuc727
      Dung lượng ổ cứng càng lớn thì đồng nghĩa việc chia mỗi phân vùng cài HĐH có dung lượng càng lớn, ko bị ảnh hưởng bởi việc giới hạn bộ nhớ.

Chia sẻ trang này