Zenfone Laser là một trong những smartphone mới ra mắt gần đây của hãng công nghệ Đài Loan ASUS .Với mức giá chỉ khoảng 4 triệu đồng, được trang bị nhiều tính năng độc đáo hướng đến đối tượng ưa thích chụp ảnh nhưng lại không có túi tiền dư giả. Một trong những điểm nổi bật nhất của dòng sản phẩm mới này là khả năng lấy nét cho camera cực nhanh đến 0,2s với đèn laser tích hợp và công nghệ kính cường lực bảo vệ màn hình mới nhất của Gorilla. Hiện nay, ASUS chưa chính thức phân phối thiết bị này về Việt Nam, chiếc Laser mình đang trên tay cũng là sản phẩm mua ở nước ngoài mình mới mượn được. Cùng xem phiên bản Zen 2 mới này có gì hay ho không nhé.
Thiết kế bên ngoài
Vì là phiên bản tiếp theo của dòng Zenfone 2 nên Laser giống Zenfone 2 đời đầu đến 90%, ngoại trừ đèn laser hỗ trợ lấy nét thì người dùng không phân biệt được nếu không mở nắp lưng của máy, nơi đây ẩn chứa khá nhiều cải tiến, nâng cấp hoàn thiện hơn so với người đàn anh của mình.
Mặt trước vẫn là thiết kế đặc trưng lớp tấm kính che phủ hầu hết bề mặt, chỉ thừa một dải kim loại vân đồng tâm phía dưới, giống như trên các dòng laptop của ASUS, tất nhiên giải kim loại này chỉ để cho đẹp thôi, tính năng duy nhất mà mình có thể nghĩ ra được đó là khi cầm máy theo chiều ngang phần kim loại chính là chỗ đặt ngón tay để không chạm phải các phím chức năng cảm ứng như các dòng smartphone phổ biến trên thị trường. Phần phím chức năng này đã được dịch lên một chút nhưng không phải là đưa hẳn vào màn hình hiển thị. Có một điểm mình vẫn không ưng ý ở thiết kế này đó là các phím chức năng không có đèn backlight, sử dụng trong tối mà không quen nút thì chỉ có thể là nhấn lụi.
Trở lại với phần kính ở mặt trước, lần này ASUS mang công nghệ kính cường lực mới nhất của Gorilla về với hầu như tất cả các sản phẩm smartphone mới ra mắt năm 2015, gần như là cột mốc thay thế cho Corning Gorilla Glass 3 đã dần trở nên lạc hậu. Công nghệ kính mới với nhiều nâng cấp đáng kể về độ bền chắc va đập, chống xước tuyệt vời hơn. Mình có xem một số bài viết, video trên mạng hành hạạn“mặt tiền” của Zenfone 2 Laser bằng đủ thử dao, kéo, chìa khóa. Khá khen cho sức chịu đựng của mặt kính này, đồng nghĩ với việc bạn có thể thoải mái quang quật, để điện thoại chung với chìa khóa mà không sợ xước. Tất nhiên mình là mình đùa thôi, vẫn chưa dám thử nghiệm trên chiếc Laser này vì là chỉ hàng mượn. Bạn nào muốn thấy tận mắt thì đợi một thời gian hoặc đến các buổi trải nghiệm của ASUS hay doanh nghiệp phân phối để xem nhé.
Bên dưới mặt kính Gorilla ta có đèn led thông báo, cảm biến tiệm cận do ASUS tự gia công, camera “tự sướng” 5MPx, dải loa thoại cùng logo ASUS, bên dưới là màn hình hiển thị sử dụng tấm nền IPS kích thước 5 inches độ phân giải HD 720x1280 px.
Loa thoại nằm sâu bên dưới lớp kính nên một thời gian sử dụng sẽ bám bụi và rất khó để làm sạch. Đường viền quanh màn hình không quá mỏng đủ để người dùng có thể cầm nắm bằng một tay thoải mái mà không sợ chạm nhầm vào phần cảm ứng. Cuối cùng là 3 phím chức năng cảm ứng mình đã đề cập ở trên. Ngoài ra phần khung sườn bao quanh tấm kính rất mỏng và được phủ màu đen đồng bộ với phần màn hình và phần viền bao quang nên trông mặt trước Laser như một tấm kính đen lớn, khá là đẹp. Tuy nhiên chính vì quá mỏng và làm bằng chất liệu nhựa nên rất dễ bị cấn nếu sử dụng không cẩn thận, kinh nghiệm qua một thời gian ngắn sài Zenfone 2.
Hai cạnh bên máy phẳng, rất mỏng và không có bất kì phím cứng hay cổng kết nối nào nên trông khá là thanh, đẹp. Hai phím cứng tăng giảm âm lượng đã được chuyển xuống mặt lưng vừa dễ thao tác vừa tối giản thiết kế cạnh bên. Đồng thời nút nguồn cũng được chuyển lên cạnh trên đồng bộ với phím tăng giảm âm lượng là các đường đồng tâm giả kim loại. Cạnh trên còn có jack cắm âm thanh 3.5mm, cạnh dưới là mic thoại và cổng MicroUSB để kết nối sạc hoặc trao đổi dữ liệu với máy tính.
Mặt lưng nổi bật với đèn flash kép 2 tông màu và đèn laser lấy nét bên cạnh camera chính 8Mpx, ta vẫn có nút tăng giảm âm lượng đã được ASUS chuyển xuống mặt lưng từ thời Zenfone 2 đời đâu, giải loa bên dưới trông khá dài nhưng thực chất loa ngoài của Laser chỉ nằm một góc bên trái, cuối cùng là logo của ASUS và thương hiệu Zenfone, tất nhiên không còn logo của Intel như phiên bản Zenfone 2 đâu tiên nữa.
Đặc điểm của thiết kế trên các phiên bản Zenfone 2 là mặt lưng được bo cong về 2 cạnh màn hình, vì thế mà khi nhìn ngang cảm nhận máy khá mỏng và cảm giác cầm khá ôm tay, thoải mái khi sử dụng lâu và tránh trơn trượt. Cũng vì đặc điểm này mà mặc dù loa ngoài của các phiên bản Zenfone 2 đều nằm ở mặt lưng nhưng khi úp máy xuống mặt phẳng vẫn có phát nhạc tốt. Không còn thiết kế kiểu xước phay kim loại, Laser vẫn có đủ màu sắc cho đa dạng người dùng có thể lựa chọn, thậm chí một số mã còn có nhiều còn nhiều màu mới như tím và bạc. Chiếc Laser của mình là màu trắng, không biết là trăng sữa hay trắng gì chỉ nói chung là khá đẹp.Một điểm nữa vừa là ưu, vừa là nhược điểm, đó là lớp phủ bền mặt lưng, cầm khá là thích và bám tay nhưng cũng vì thế mà bề mặt này rất dễ bám mồ hôi, bám bẩn, sau một thời gian sử dụng nhanh xuống màu.
Mở nắp lưng, thiết kế bên trong thay đổi khá nhiều, điểm giống còn liên hệ với phiên bản Zenfone 2 đời đầu là cực kì nhiều ốc cố định. khác biệt lớn nhất chính là bộ phận khe cắm sim, thẻ nhớ được chuyển xuống cạnh phím tăng giảm âm lượng thay vì nằm trên pin. Có lẽ ASUS đã tìm ra cách vừa giữ được độ mỏng của sản phẩm, vừa có thể thay pin dễ dàng, trước đây họ để khe sim, thẻ lên pin để giảm thiểu tối đa khoảng trống. Phần bản lề được thiết kế lại hoàn toàn với nhiều ngàm giữ hơn, theo ý đánh giá bản thân thì thiết kế và gia công các ngàm giữ này tốt tốt được gia cố tốt hơn phiên bản trước, giảm được rất nhiều tình trạng cong gãy vàchắc chắn hơn nhiều, tuy nhiên khi mở nắp lưng hơi khó khăn chút vì nhiều ngàm quá, Ngoài ra có một số điểm lặt vặt như phần dây và bảng mạch bên phải pin bị lòi qua ngoài, không biết là do thiết kế hay ASUS cố tình làm vậy cho đẹp nhưng mình không thích điểm này.
Sức mạnh phần cứng
Zenfone 2 Laser tiếp tục là một thiết bị chạy Snapdragon sau chiếc Selfie ra mắt trước đó. Năm nay có vẻ ASUS chuyển qua sử dụng Snap khá nhiều thay vì Intel, cũng không biết lý do ở đâu nhưng người tiêu dùng sẽ có được nhiều sự lựa chọn hơn, nhất là có nhiều người không thích sài dòng chip Intel trên di động, như mình chẳng hạn.
Theo thông tin mình được biết thì Zenfone 2 Laser sẽ có 3 mã tương ứng với các cấp độ cấu hình khác nhau cho người dùng chọn lựa, tất nhiên cả 3 đều sử dụng chip Snapdragon và nền tảng 64bit mới nhất, một là con chip Snap 410 với 4 nhân Cortex A53 xung nhịp 1.2 GHz và hai là Snap 615 cao cấp hơn với 8 nhân (4 nhân chính A53 xung 1.7GHz và 4 nhân phụ A53 xung 1GHz). Phiên bản mình đang cầm trên tay sử dụng chip 410, đây không phải là một con chip mới nhưng nhìn chung nó vẫn phù hợp để thiết bị này hoạt động mượt mà với mức độ sử dụng máy ở mức trung bình cao. Snapdragon 410 là một trong những con chip 64bit đầu tiên dành cho nền tảng Android với nhiều nâng cấp cải tiến không chỉ về phần cứng mà còn nổi bật về mặt công nghệ với khả năng truyền tải mạng di động, giao tiếp với bộ nhớ trong và ram đều có tốc độ vượt trội. Bên cạnh đó là hệ điều hành Android đang dần hoàn thiện để tối ưu cho chip 64bit hứa hẹn hiệu năng mang lại lớn hơn nhiều so với trước đây.
Để kiểm chứng hiệu năng về phần cứng, tôi dùng ứng dụng antutu để chấm điểm từng bộ phân và so sánh với Zenfone 6, đây cũng là một thiết bị cấu hình khá khủng tại thời điểm ra mắt, chạy chip 64bit nhưng là của Intel Atom.
Đầu tiên là điểm đa nhiệm, với cùng 2GB ram trang bị nhưng với 4 nhân thực thay vì 4 luồng (2 nhân cùng công nghệ siêu phân luồng), Laser mang lại hiệu suất xử lý cùng một lúc lương dữ liệu lớn tốt hơn.
Mình sẽ đánh giá thực tế hơn ở phần dưới. Điểm số tiếp theo liên quan đến việc thực thi ứng dụng trong hệ thống, với điểm số cao gấp đôi khi bạn mở ứng dụng hay khi thao tác các chức năng sẽ mượt mà hơn.
Các điểm số liên quan đến tính toán của CPU đều vượt trội so với con chip Intel. Đây là điểm số rất quan trọng thể hiện sức mạnh xử lý thi thực thi các chức năng trong ứng dụng hay dữ liệu vật lý. Bạn có thể thấy được sự khác biệt khi để máy thực hiện những tác vụ nặng như xử lý video theo chế độ software, lướt web fullsize,....
Yếu điểm của con chip Snap này đó là hiệu năng xử lý đồ họa không tốt. Đồng nghĩa với khả năng chơi game bị hạn chế rất nhiều. Với số điểm chỉ khoảng 3000 bạn chỉ có thể nghĩ đến môt số game thông thường. MÌnh sẽ lựa chọn một số game phù hợp để test trong phần dưới.
Tốc độ nhập xuất dữ liệu có sự khác biệt đáng kể là do 410 có thể giao tiếp với chuẩn bộ nhớ lưu trữ tốc độ cao. Điểm hiệu năng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của toàn hệ thống
Chắc chắn nhiều bạn sẽ không hài lòng việc đánh giá với các ứng dụng benchmark, do vậy để thực tế hơn mình sẽ bắt đầu test hiệu năng thực sự của thiết bị với một số tựa game quen thuộc có mức cấu hình từ thấp đến cao như Dumb Ways, Subway Surf, Temple Run 2, Asphalt 8 , Modern Combat 5…
Các tựa game nhẹ nhàng như Dumb ways hay Subway Surf, Temple run2 có lẽ không cần nhắc đến nữa với một thiết bị ra mắt năm 2015, vượt qua bài test này một cách dễ dàng là điều khá dễ hiểu. Tiếp theo là game Modern Combat 5 có đồ họa 3d khá nặng cũng chưa làm khó được em nó, tuy vẫn có một số đoạn chuyển cảnh nhanh vẫn hơi giật, lag nhưng nói chung là đủ chơi tốt tựa game bắn súng này. Chỉ đến khi mình test đến game Asphalt 8 thì mới có vấn đề thực sự để nói. Laser vẫn gánh được chế độ high của Asphalt 8 tuy nhiên các cảnh động hay chuyển cảnh thể hiện không được mượt mà, thiếu frame khá nhiều, nhưng ưu điểm là không hề có hiện tượng khựng lại như hồi mình test trên con Zenfone 2 đời đầu dùng chip Intel, điều này thể hiện rõ rõng ràng rằng các dòng chip của snapdragon ngay cả dòng thấp cấp đều tương thích và tối ưu tốt. Cuối cùng là game vainglory (giống lol), cũng không làm khó được nhân đồ họa tích hợp của thiết bị này. Tựu chung, con nhân đồ họa 306, vừa đủ để cho người sử dụng giải trí hay chơi những tựa game phổ biến, nếu người dùng có cho cầu cao hơn nữa thì nên lựa chọn phiên bản có chip xử lý 615 như vậy là nhân đồ họa tích hợp đến Adreno 405 cao cấp hơn và mạnh mẽ hơn nhiều.
Tiếp theo là khả năng đa nhiệm. Tắt toàn bộ ứng dụng đang chạy nền sau đó khởi động liên tục từng game một để xem Zenfone 2 Laser có thể giữ được trong ram đến game thứ bao nhiêu trước khi tự động giải phóng ram. Laser thực hiện bài test khá dễ dàng với 5 game đầu tiên Dumb Ways, Subway Suft, Temple Run 2, Asphast 8, G.I. Joe, những game này có thể chạy nền cùng lúc. Tuy nhiên khi thực hiện tiếp đến tựa game 3d khá nặng là Modern Combat 5 thì Laser đã có hiện tượng mất đa nhiệm một số game. Nói chung quản lý đa nhiệm với ram 2GB của thiết bị này là phải nói là khá tốt.
Màn hình và camera
Như thường lệ, Laser vẫn được trang bị công nghệ màn hình IPS cho khả năng hiển thị chi ti sắc nét,màu sắc hiển thị trung thực, nhất là độ bão hòa khá tốt. Bên cạnh đó là độ tương phản cao và góc nhìn rộng từ nhiều góc nhìn vẫn ít bị mất nét hay sai màu. Mặc dù là sản phẩm dành cho thị trường phổ thông, khả năng hiển thị trên màn hình Laser không hề bị cắt giảm, bằng chứng là khi so sánh với Zenfone 2 đời đầu chất lượng hình ảnh thể hiện tương đương, thậm chí độ sáng trên thiết bị mới này được cải thiện đáng kể, phù hợp hơn với sử dụng máy ngoài trời. Màu đen thể hiện tốt nhưng không phải là gần như hoàn toàn như trên các màn hình Amoled đến từ nhiều hãng đối thủ, màu đen vẫn còn bị nghiêng sang màu xám. Màu trắng hiển thị tốt, ít bị ngã sang màu xanh như hầu hết đặc điểm của màn hình IPS.
Với màn hình nhỏ hơn chỉ 5inch độ phân giải HD quá đủ để hiển thị sắc nét mọi chi tiết hình ảnh. Mật độ điểm ảnh đạt 294pp, với mật độ điểm ảnh cao thế này thì mắt người không có khả năng thấy được sự khác biệt hay răng cưa. Nói chung độ phân giải này là phù hợp với kích thước màn hình. Ở các phiên bản cao hơn, độ phân giải cũng được nâng lên FullHD với kích thước màn hình cao hơn tương đồng với nhu cầu của người sử dụng.
Ngoài các đặc điểm công nghệ màn hình, ASUS còn tích hợp nhiều tối ưu về phần mềm với VisualMaster. Công nghệ này cải thiện chất lượng hình ảnh khá nhiều, nịnh mắt và sống động hơn, tuy nhiên màn hình của các đời Zenfone vẫn được đánh giá là vẫn còn khá nhợt nhạt so với các dòng điện thoại khác trên thị trường. Laser cũng không có sự khác biệt so với dòng Zenfone 2 trước. Tuy nhiên, điều đó cũng thiết để cần đánh đổi sự sống động của màu sắc lấy độ trung thực. Nếu bạn thích nịnh mắt hơn thì có thể sử dụng ASUS splendid điều chỉnh độ màu dễ dàng theo nhu cầu bản thân.
Kết lại màn hình Laser không có sự cải tiến so với phiên bản Zenfone đầu tiên tuy nhiên với một thiết bị chỉ 4 triệu thế này thì được trang bị màn hình thể hiện ngon như thế này đã là quá tốt đối với người sử dụng. Dù sao thì dòng thiết bị này hướng đến người dùng thích chụp hình nên cần chất lượng màn hình tốt là điều dễ hiểu.
Dưới đây là so sánh chất lượng hiển thị chi tiết và màu sắc trên 2 thiết bị Zenfone 2 và Zenfone 2 Laser không có sự khác biệt.
Về camera, ASUS sử dụng các cảm biến hình ảnh đến từ nhà cung cấp nổi tiếng Toshiba. Camera chính đạt 8Mpx, camera phụ 5Mpx, không phải quá ấn tượng trong phân khúc phổ thông
Mặc dù số chấm của camera chính trên Laser chỉ đến mức 8 nhưng khi thử chụp cùng một vật thể với chiếc Zenfone 2 đời đầu có camera lên đến 13Mpx của mình thi không hề thấy sự chênh lệch của 2 cảm biến hình ảnh này cho lắm,. Theo đúng lý thuyết thì ảnh chụp trên Zenfone 2 phải chi tiết hơn tuy nhiên thực tế là khi phóng to gấp vài lần, mình nhận ra độ nét ảnh chụp gần như tương đương nhau , có thể là cảm biến hình ảnh của Laser đã được nâng cấp tốt hơn người tiền nhiệm, đây là điều khá tích cực. Tuy nhiên, mình không đánh giá cao màu sắc hình ảnh khi chụp bằng camera chính này, sống động một cách phi chân thực. Như bạn cũng thấy ở hình dưới màu của Zenfone 2 Laser đậm hơn nhiều, có thể là hình ảnh được xử lý tương phản lớn quá, làm màu sắc hình trở nên nịnh mắt hơn nhưng một số người như mình khi xem sẽ cảm thấy khó chịu đây.
Điểm nổi bật nhất có lẽ là tính năng lấy nét bằng laser mà ASUS tích hợp vào cho camera sau. Mặc dù từ bản Zenfone 2 đầu tiên, khả năng lấy nét của camera cũng đã khá ấn tượng rồi, nhưng giờ đây, với tích hợp thêm đèn laser, tốc độ canh nét hình ảnh sẽ tăng lên gấp đôi (theo quảng cáo)
Điểm thú vị nhất mà mình khám phá ra là khả năng lấy nét bằng laser không phụ thuộc vào ánh sáng môi trường, mình thử dùng Zenfone 2 và Zenfone 2 Laser để chụp một vật thể nằm trong vùng ánh sáng yếu như hình bên dưới thì thấy Zenfone 2 không hề lấy nét được, sau rất nhiều lần cố gắng. Trái lại chiếc Zenfone 2 Laser mình chỉ vừa đưa máy lên trước vật thể lập tức đã canh nét được. (Bạn nào chưa biết thì cái khung màu trắng là máy đang thử lấy nét, khi cái khung chuyển sang màu xanh như ở hình của Zenfone 2 Laser thì đã lấy nét được). Do đó có thể nói chiếc Laser đã được tích hợp một công cụ phá bỏ rào cản trong đam mê chụp hình, bạn có thể thể hiện đam mê mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần lia máy và chờ chưa đến một giây là có thể chụp ngay với độ nét hình ảnh đúng ý của mình.
Các kết nối và pin
Thiết bị hỗ trợ khá đầy đủ mọi kết nối thông dụng như 3G, Wifi, bluetooth 4.0, thẻ nhớ. Tất nhiên với một thiết bị được tạo ra để tiếp cận phân khúc người dùng phổ thông, ta chỉ có thể đòi hỏi cấu hình phần cứng ở mức cơ bản. Chiếc Laser mình cầm trên tay đây không có kết nối 4G, chỉ dừng lại ở 3G+, sẽ khá thiệt thòi cho người dùng khi trong thời gian sắp tới mạng 4G phủ sóng ở Việt Nam. Tuy nhiên theo mình được biết thì Laser còn 2 phiên bản cao cấp hơn có hỗ trợ 4G và dù sao thì mạng 4G cũng sẽ mất khá lâu để phổ biến cũng như giá cước chắc chắn cũng không phù hợp với người dùng phổ thông. Tương tự như vậy Wifi cũng chỉ dừng lại ở chuẩn n chứ không lên nổi a/ac như đàn anh Zenfone 2. Điểm nổi bật hơn người tiền nhiệm có lẽ là khả năng hỗ trợ thẻ nhớ tăng lên gấp đôi đến 128GB, thả ga chụp hình, quay video.
Cuối cùng là viên pin 2000mAh với màn hình 5inch cũng chỉ ở mức vừa phải đủ để máy hoạt động trong ngày với các hoạt động bình thường, một phần là do hệ thống được ASUS tối ưu khá tốt, khi để máy ở chế độ stanby lượng tiêu thụ pin rất thấp. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng để chụp ảnh, chơi game, 3G liên tục thì không nên đòi hỏi quá nhiều vì dù sao dung lượng pin thế này đã có thể nói là tốt so với các dòng máy trong cùng tầm giá rồi. Ưu điểm về pin là bạn có thể thay thế dễ dàng tuy nhiên nhược điểm là không có sạc nhanh, điều này không có gì lạ với những máy thuộc phân khúc phổ thông thế này.
Tuy nhiên, do máy mình cầm là mã có cấu hình thấp nhất nên mức pin tương ứng không được cao. Nếu bạn có nhu cầu nhiều hơn thì đã có phiên bản 2400mAh hoặc 3000mAh.
Zenfone 2 Laser: Chiếc smartphone phổ thông dành cho nhu cầu chụp hình chuyên nghiệp
Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi Sal358, 10/10/15.
Bình luận
Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi Sal358, 10/10/15.
-
Trang 2 của 2 trangTrang 2 của 2 trang